ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA UNG THƯ TRỰC TRÀNG THẤP TẠI BỆNH VIỆN THANH NHÀN VÀ BỆNH VIỆN E

Đinh Văn Tập 1, Trịnh Tuấn Dương 2, Đặng Quốc Ái 2,3
1 Bệnh viện Thanh Nhàn
2 Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện E

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ung thư trực tràng thấp tại Bệnh viện Thanh Nhàn và Bệnh Viện E. Phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu mô tả hồi cứu các trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán ung thư trực tràng thấp tại Bệnh viện Thanh Nhàn và Bệnh Viện E trong khoảng thời gian từ 01/01/2019 đến 01/06/2023. Kết quả: Trong thời gian 05 năm có 136 trường hợp bệnh nhân bị ung thư  trực tràng thấp điều trị nội trú tại Bệnh viện Thanh Nhàn và Bệnh Viện E. Trong đó có 93(68,38%) bệnh nhân nam và 43(31,62%) bệnh nhân là nữ giới. Tuổi trung bình 63 ± 11,8 tuổi, thấp nhất là 30 tuổi và cao nhất 89 tuổi.Đa số bệnh nhân đến khám bệnh sau khi có triệu chứng đầu tiên trong vòng 6 tháng (82,34%). Một số triệu chứng lâm sàng phổ biến là: Đại tiện phân nhầy máu chiếm 95,58%, đại tiện nhiều lần là 82,35%, thay đổi khuôn phân là 73,50%), mót rặn là 72,0%. Hình thái đại thể của khối u thể sùi chiếm 58,23%), thể loét sùi 41,27%. Kích thước u theo chu vi có 5,88% khối u chiếm ≥ 3/4 chu vi, 48,52% khối u chiếm chiếm ¼ - ½ chu vi, 23,52% khối u chiếm <1/4 chu vi trực tràng. Đặc điểm mô bệnh học cho thấy ung thư biểu mô tuyến biệt hóa cao và vừa chiếm tới 96,1% bệnh nhân. Kết luận: Ung thư trực tràng thấp là khá phổ biến và đa số thường phát hiện ở giai đoạn tiến triển. Do đó cần có chiến lược chỉ định sớm hơn tầm soát các đối tượng có các yếu tố nguy cơ để phát hiện bệnh sớm và điều trị hiệu quả.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sung H, Ferlay J, Siegel RL, et al. Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of
Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancersin 185 Countries. CA: a cancer journal for
clinicians. May 2021;71(3): 209-249. doi:10.3322/ caac.21660
2. Zhang Q, Liang J, Chen J, Mei S, Wang Z. Outcomes of Laparoscopic Versus Open Surgery in Elderly Patients with Rectal Cancer. Asian Pacific journal of cancer prevention: APJCP. Apr 1 2021; 22(4): 1325-1329. doi:10. 31557/ APJCP. 2021.22.4.1325
3. Li Z, Xiong H, Qiao T, et al. Long-termoncologic outcomes of natural orifice specimen extraction surgery versus conventional laparoscopic-assisted resection in the treatment of rectal cancer: a propensity-score matching study.BMC surgery. Jul 25 2022;22(1):286. doi:10.1186/s12893-022-01737-2
4. Seishima R, Miyata H, Okabayashi K, et al.Safety and feasibility of laparoscopic surgery for elderly rectal cancer patients in Japan: a nationwide study. BJS open. Mar 5 2021; 5(2)doi:10.1093/bjsopen/zrab007
5. Trần Anh Cường. “Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch và kết quả điều trị phẫu thuật ung thư trực tràng tại Bệnh viện K”. 2017. Luận văn Tiến sĩ. Trường Đại học Y Hà Nội
6. Mai Đình Điểu. "Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị ung thư trực tràng". Luận văn tiến sỹ y học, trường đại học y dược Huế. 2014.
7. Zhang, X., et al. "Hand-Assisted Laparoscopic Surgery Versus Conventional Laparoscopic Surgery for Colorectal Cancer: A Systematic Review and Meta-Analysis." J Laparoendosc Adv Surg Tech A. 2018; 27(12): 1251-1262
8. Piawah, S. and A. P. Venook. "Targeted therapy for colorectal cancer metastases: A review of current methods of molecularly targeted therapy and the use of tumor biomarkers in the treatment of metastatic colorectal cancer." Cancer. 2019; 125(23): 4139-4147.
9. Quách Văn Kiên. “Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi bảo tồn cơ thắt trong ung thư trực tràng giữa và dưới”. Luận văn Tiến sĩ Y học. 2019. Trường Đại học Y Hà Nội
10. Lê Quốc Tuấn. “Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt đoạn và nối máy trong điều trị ung thư trực tràng giữa và thấp”. Luận văn Tiến sĩ y học. 2020. Trường Đại học Y Hà Nội