TỶ LỆ BIẾN CHỨNG NHIỄM KHUẨN TRÊN BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG THẬN HƯ NGUYÊN PHÁT TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 TỪ THÁNG 01/2021 ĐẾN THÁNG 08/2022

Huỳnh Thị Vũ Quỳnh1,2,, Lê Triệu Khải 1
1 Bệnh viện Nhi Đồng 2
2 Đại học Y Dược Tp.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hội chứng thận hư (HCTH) là một trong những bệnh lý cầu thận thường gặp nhất ở trẻ em. Sự kết hợp của sinh lý bệnh thận hư và quá trình điều trị thuốc ức chế miễn dịch đã dẫn đến nguy cơ cao xuất hiện biến chứng nhiễm trùng, đây là biến chứng thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các bệnh nhân HCTH trên toàn thế giới. Ở các nước đã phát triển, tần suất xảy ra biến chứng nhiễm trùng trên bệnh nhân HCTH đã giảm nhiều; tuy nhiên đó vẫn là vấn đề cần quan tâm ở các nước đang phát triển, chủ yếu là các nước châu Á. Việc xác định tỷ lệ biến chứng nhiễm trùng, đặc điểm của biến chứng này cũng như yếu tố nguy cơ là cần thiết với các nhà lâm sàng. Mục tiêu: Mô tả được đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng, yếu tố nguy cơ và đáp ứng điều trị của các bệnh nhân HCTH nguyên phát có biến chứng nhiễm trùng nhập viện tại Khoa Thận – Nội tiết – Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 01/2021 – 08/2022. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, cắt ngang mô tả. Kết quả - kết luận: Từ tháng 1/2021 đến tháng 8/2022, tại khoa Thận – Nội Tiết – Bệnh viện Nhi Đồng 2 có tất cả 264 bệnh nhi chẩn đoán HCTH với 376 lượt nhập viện và đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu. Trong đó có 109 bệnh nhi có xuất hiện biến chứng nhiễm trùng, chiếm tỉ lệ 41,3%, với nhiễm trùng thường gặp nhất là hô hấp dưới, viêm mô tế bào, hô hấp trên, và viêm phúc mạc nguyên phát. Tuổi trung bình của dân số nghiên cứu là 7,17 ± 4,04 tuổi, với tỉ lệ nam/nữ tương đương 2/1. Tỷ lệ trẻ có địa chỉ TP.HCM chỉ chiếm 12,8%. Triệu chứng gợi ý nhiễm trùng bao gồm sốt 36,7%, tăng bạch cầu đa nhân trung tính 49,5%, CRP tăng 45%. Kết quả cấy vi sinh với một nửa trường hợp gồm 3 ca ra Pseudomonas aeruginosa. Yếu tố nguy cơ nhiễm trùng bao gồm trẻ có sốt với OR = 19,23 (CI 95%: 4,231-87,401; p< 0,001) và CRP > 10mg/l với OR = 7,316 (CI 95%: 2,651-20,19; p< 0,001). Tỷ lệ dùng kháng sinh 92,7%, đáp ứng tốt và không có ca nào tử vong.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Noone DG, Iijima K, Parekh R. Idiopathic nephrotic syndrome in children. Lancet. 2018;392 (10141): 61-74. doi: 10.1016/ S0140-6736(18) 30536-1
2. Zheng Z, Chen G, Jing X, Liu L, Yang L. The risk factors for children with primary nephrotic syndrome: a systematic review and meta-analysis. Transl Pediatr. 2021;10(12):3184-3193. doi:10.21037/TP-21-468
3. Lebel A, Kropach N, Ashkenazi-Hoffnung L, Huber-Yaron A, Davidovits M. Infections in Children With Nephrotic Syndrome: Twenty Years of Experience. Clin Pediatr (Phila). 2020;59(7): 692-698. doi:10.1177/ 0009922820908583
4. Zhang H, Qiu S, Zhong C, et al. Risk Factors for Poor Prognosis of Severe Infection in Children With Idiopathic Nephrotic Syndrome: A Double-Center, Retrospective Study. Front Pediatr. 2021; 9:707. doi:10.3389/FPED.2021.656215/ BIBTEX
5. Lê Thị Ngọc Dung, Ngô Thị Kim Nhung, Trần Thẩm Diệu. Biến chứng của hội chứng thận hư tại Bệnh viện Nhi Đồng II. Tạp chí Y học Thành phố Hồ CHí Minh. Published online 2006:31-36.
6. Gulati S, Kher V, Arora P, Gupta S, Kale S. Urinary tract infection in nephrotic syndrome. Pediatr Infect Dis J. 1996;15(3):237-240. doi:10.1097/00006454-199603000-00012
7. Alfakeekh K, Azar M, Sowailmi B Al, et al. Immunosuppressive burden and risk factors of infection in primary childhood nephrotic syndrome. J Infect Public Health. 2019;12(1):90-94. doi:10.1016/J.JIPH.2018.09.006
8. Moorani KN, Ahmed Khan KM, Ramzan A. Infections in children with nephrotic syndrome. J Coll Physicians Surg Pakistan. 2003;13(6):337-339. doi:06.2003/JCPSP.337339
9. Chopra D, Kini P, Bhaskaranand N, Aroor S. Spectrum of infections in children with nephrotic syndrome. Int J Infect Dis. 2010;14(1):e419. doi:10.1016/j.ijid.2010.02.552
10. Lebel A, Kropach N, Ashkenazi-Hoffnung L, Huber-Yaron A, Davidovits M. Infections in Children With Nephrotic Syndrome: Twenty Years of Experience. Clin Pediatr (Phila). 2020; 59(7):692-698. doi:10.1177/0009922820908583