ĐÁNH GIÁ SỰ LÀNH XƯƠNG TRONG PHỤC HỒI KHUYẾT HỔNG MẤT ĐOẠN XƯƠNG Ở THỎ KHI SỬ DỤNG HỖN HỢP XƯƠNG GHÉP TỰ THÂN VÀ TRICALCIUM-PHOSPHATE BẰNG KỸ THUẬT MASQUELET CẢI BIÊN

Cao Bá Hưởng 1,, Đỗ Phước Hùng 1
1 Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Các mất đoạn xương hơn 5cm có thể được điều trị bằng phương pháp Masquelet có tỉ lệ lành xương cao. Phần lớn xương ghép tự thân trong kỹ thuật này được lấy từ mào chậu. Tuy nhiên, trong trường hợp mất đoạn xương lớn, cần nhiều thể tích xương ghép, thì xương ghép tự thân có thể phải lấy từ nhiều vị trí khác nhau. Chính vì thế, việc sử dụng cả xương vỏ và xương xốp ở mào chậu trước trộn với vật liệu thay thế xương được xem như một lựa chọn. Tuy nhiên khả năng lành xương khi sử dụng hỗn hợp này vẫn còn nhiều tranh cãi. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá bước đầu sự lành xương khi sử dụng xương ghép tự thân cả phần vỏ và xốp trộn với vật liệu thay thế xương tricalcium-phosphate (TCP). Phương pháp nghiên cứu: 12 con thỏ trưởng thành được nghiên cứu. Một đoạn xương 10mm, được cắt ở xương quay bên trái ở chi trước thỏ, sau đó khuyết hổng xương được lấp lại bằng xi măng polymethyl-methacrylate (PMMA) trộn kháng sinh Vancomycin. Sau 6-8 tuần, xi măng được lấy ra và khoảng trống khuyết xương được lấp đầy bằng xương mào chậu của thỏ trộn với xương nhân tạo với tỉ lệ thể tích 2 phần xương mào chậu và 1 phần TCP. Kết quả lành xương được đánh giá lâm sàng, X-quang kiểm tra sau 1,2,3 tháng, và sau 3 tháng từ lúc ghép xương, vùng xương ghép được lấy ra nhuộm Hematoxylin and Eosin (H&E) đánh giá mô học. Kết quả: 12 thỏ đều có hình thành lớp màng cảm ứng quanh khối xi măng ở giai đoạn II, và đều đạt lành xương trên cả X-quang và lâm sàng sau 3 tháng ghép xương. Trong đó lành xương trên X-quang quan sát được sau ghép xương ở tháng 1 có 1/12 trường hợp, tháng 2 có 4/12 trường hợp và tháng 3 có 7/12 trường hợp. Kết luận: Lành xương vẫn đạt được khi sử dụng hỗn hợp ghép gồm xương ghép tự thân và vật liệu thay thế xương TCP, với tỉ lệ 2:1 tương ứng khi phục hồi mất đoạn xương bằng phương pháp Masquet cải biên. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Masquelet AC, Fitoussi F, Begue T, Muller GP. Reconstruction of the long bones by the induced membrane and spongy autograft. Annales de chirurgie plastique et esthetique. 2000;45(3):346-53. Reconstruction des os longs par membrane induite et autogreffe spongieuse.
2. Inglis. S, Strunk. A. Rabbit anesthesia. Lab Animal. 2009;38(3):84-85.
3. Mauffrey C, Brian Thomas Barlow, Wade Smith. Management of Segmental Bone Defects. J Am Acad Orthop Surg. 2015;23(3):143-153. doi: 10.5435/
4. Fung B, Hoit G, Schemitsch E, al. e. The induced membrance technique for the management of long bone defects. JBJS. 2020; 102 (12): 1723-1734. doi: 10.1302/0301-620X. 102B12
5. Wang X, Luo F, Huang K, al. e. Induced membrane technique for the treatment of bone defects due to post-traumatic osteomyelitis. Bone Joint Res. 2016;5(3):101-5. doi:10.1302/2046-3758.53.2000487
6. Taylor BC, Bruce G. French, al. e. Induced Membrane Technique for Reconstruction To Manage Bone Loss. J Am Acad Orthop Surg. 2012;20(3):142-150. doi:10.5435/
7. Hoit G, Kain MS, Sparkman JW, al. e. The induced membrane technique for bone defects: Basic science, clinical evidence, and technical tips. OTA International: The Open Access Journal of Orthopaedic Trauma. 2021;4(2S): e106. doi:10. 1097/oi9.0000000000000106
8. Masquelet AC. IM tech-pear and pitfall. J Orthop Trauma. 2017;31(10):S36-S38. doi:10.1097/BOT. 0000000000000979
9. Meng ZL, Wu ZQ, Shen BX, et al. Reconstruction of large segmental bone defects in rabbit using the Masquelet technique with alpha-calcium sulfate hemihydrate. J Orthop Surg Res. 2019;14(1):192. doi:10.1186/s13018-019-1235-5