ẢNH HƯỞNG CỦA TÁI TƯỚI MÁU HOÀN TOÀN LÊN ĐAU NGỰC TÁI PHÁT Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP ST CHÊNH LÊN VỚI TỔN THƯƠNG NHIỀU NHÁNH MẠCH VÀNH

Trần Nguyễn Phương Hải1,, Hoàng Văn Sỹ1,2
1 Bệnh viện Chợ Rẫy
2 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: xác định tỉ lệ đau ngực tái phát cần nhập viện sau can thiệp tái tưới máu hoàn toàn và so với không hoàn toàn trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên có tổn thương nhiều nhánh mạch vành. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu có mô tả hiện trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim ST chênh lên, được tái thông mạch vành qua da tiên phát từ tháng 04/2022 đến tháng 06/2022 tại Khoa Tim mạch can thiệp và Khoa Nội tim mạch Bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả: Tổng cộng 105 bệnh nhân (69,5% nam giới, tuổi trung bình 64,1 ± 11,5) được nghiên cứu. Phần lớn có ít nhất một yếu tố nguy cơ tim mạch, chủ yếu là rối loạn lipid máu (88,6%) và tăng huyết áp (73,3%). Tỉ lệ đau ngực tái phát cần nhập viện ở nhóm tái tưới máu hoàn toàn thấp hơn so với nhóm không tái tưới máu hoàn toàn sau 1 tháng (6,1% so với 9,8%) và 3 tháng (12,1% so với 29,2%). Mặc dù sự khác biệt này không đạt ý nghĩa thống kê (p = 0,72 và 0,08), nhưng có thể thấy tỉ lệ đau ngực tái phát cần nhập viện giữa 2 nhóm có sự tách biệt theo thời gian, dựa theo đường cong Kaplan-Meier. Trong nhóm bệnh nhân không tái tưới máu hoàn toàn, tỉ lệ đau ngực cần phải nhập viện ở những bệnh nhân có nhánh LAD chưa được can thiệp là 52,4%, cao hơn so với nhóm bệnh nhân chưa được can thiệp ở những nhánh mạch vành khác với 19,6%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (HR = 2,23, KTC 95%: 1,13 – 6,25; p = 0,026). Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong trường hợp bệnh nhân nhồi máu cơ tim ST chênh lên với tổn thương nhiều nhánh mạch vành, tái tưới máu hoàn toàn có xu hướng giảm nguy cơ đau ngực cần nhập viện. Đối với những bệnh nhân không được tái tưới máu hoàn toàn, nhất là khi nhánh LAD chưa được can thiệp, nguy cơ tái nhập viện do đau ngực tăng cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Corpus RA, House JA, Marso SP, et al. Multivessel percutaneous coronary intervention in patients with multivessel disease and acute myocardial infarction. American heart journal. Sep 2004;148(3):493-500. doi:10.1016/j.ahj.2004.03.051
2. Byrne RA, Rossello X, Coughlan JJ, et al. 2023 ESC Guidelines for the management of acute coronary syndromes. European heart journal. Oct 12 2023;44(38):3720-3826. doi:10.1093/eurheartj/ehad191
3. Ibanez B, James S, Agewall S, et al. 2017 ESC Guidelines for the management of acute myocardial infarction in patients presenting with ST-segment elevation: The Task Force for the management of acute myocardial infarction in patients presenting with ST-segment elevation of the European Society of Cardiology (ESC). European heart journal. Jan 7 2018;39(2):119-177. doi:10.1093/eurheartj/ehx393
4. Wald DS, Morris JK, Wald NJ, et al. Randomized trial of preventive angioplasty in myocardial infarction. The New England journal of medicine. Sep 19 2013;369(12):1115-23. doi:10.1056/NEJMoa1305520
5. Szummer K, Wallentin L, Lindhagen L, et al. Improved outcomes in patients with ST-elevation myocardial infarction during the last 20 years are related to implementation of evidence-based treatments: experiences from the SWEDEHEART registry 1995-2014. European heart journal. Nov 1 2017;38(41):3056-3065. doi:10.1093/ eurheartj/ehx515
6. Gershlick AH, Khan JN, Kelly DJ, et al. Randomized trial of complete versus lesion-only revascularization in patients undergoing primary percutaneous coronary intervention for STEMI and multivessel disease: the CvLPRIT trial. Journal of the American College of Cardiology. Mar 17 2015;65(10):963-72. doi:10.1016/ j.jacc.2014.12.038
7. Engstrøm T, Kelbæk H, Helqvist S, et al. Complete revascularisation versus treatment of the culprit lesion only in patients with ST-segment elevation myocardial infarction and multivessel disease (DANAMI-3—PRIMULTI): an open-label, randomised controlled trial. Lancet (London, England). Aug 15 2015;386(9994):665-71. doi:10.1016/s0140-6736(15)60648-1
8. Ibrahim H, Sharma PK, Cohen DJ, et al. Multivessel Versus Culprit Vessel-Only Percutaneous Coronary Intervention Among Patients With Acute Myocardial Infarction: Insights From the TRANSLATE-ACS Observational Study. Journal of the American Heart Association. Oct 5 2017;6(10)doi:10.1161/jaha.117.006343
9. Kim LK, Yeo I, Cheung JW, et al. Thirty‐Day readmission rates, timing, causes, and costs after ST‐Segment–Elevation myocardial infarction in the United States: a national readmission database analysis 2010–2014. Journal of the American Heart Association. 2018;7(18):e009863.