TRẢI NGHIỆM CỦA SINH VIÊN VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC LIÊN NGÀNH TRONG GIÁO DỤC Y KHOA TẠI ĐẠI HỌC Y DƯỢC TPHCM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Hợp tác liên ngành hiệu quả là một trong những yêu cầu cần thiết trong đảm bảo chất lượng điều trị và chăm sóc hướng tới lấy người bệnh làm trung tâm và an toàn người bệnh. Giáo dục liên ngành (IPE) là môn học quan trọng hỗ trợ sinh viên trang bị những kỹ năng phối hợp và làm việc nhóm từ đó làm tăng hiệu quả chăm sóc người bệnh. Mục tiêu: Tìm hiểu sâu về cảm nhận và trải nghiệm của sinh viên sau khi tham gia môn giáo dục liên ngành tại ĐH Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu định tính trên 20 sinh viên bốn ngành Y đa khoa, Điều dưỡng, Dược và Phục hồi chức năng có tham gia học môn giáo dục liên ngành 1 (IPE1) tại ĐH Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, được chia thành 3 nhóm thảo luận. Dữ liệu được phân tích theo phương pháp “Phân tích theo mô hình” (Framework analysis) dựa vào mô hình “giáo dục đa ngành tập trung vào phối hợp lấy người bệnh làm trung tâm” (Interprofessional Education for Collaborative Patient-centered Practice – IECPCP). Kết quả nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động của IPE lên nhiều cấp độ kiến thức, thái độ và kỹ năng liên quan đến phối hợp liên ngành và làm việc nhóm trên sinh viên khối ngành sức khỏe. Sinh viên cho biết đã: 1) thay đổi và nâng cao nhận thức về vai trò các ngành nghề thông qua nhóm mệnh đề “nhận diện và nhận thức”; 2) nâng cao kỹ năng giao tiếp và làm việc phối hợp thông qua nhóm mệnh đề “giao tiếp và phối hợp”; và 3) đạt được sự tôn trọng và thấu hiểu các ngành nghề khác thông qua nhóm mệnh đề “tôn trọng và thấu hiểu”. Kết luận: Nghiên cứu là bước đầu tiên xác định sự đóng góp của IPE trong giáo dục đại học khối ngành sức khỏe dựa theo năng lực tại đại học Y Dược TpHCM. Kết quả nghiên cứu có thể tạo tiền đề cho các nghiên cứu sâu hơn nhằm khảo sát hiệu quả các chiến lược mà chương trình giáo dục đại học có thể áp dụng phát triển năng lực liên ngành.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. D'amour D, Oandasan I. Interprofessionality as the field of interprofessional practice and interprofessional education: An emerging concept. Journal of interprofessional care. 2005 May 1;19(sup1):8-20.
3. Gambino K M, Frawley S, Lu W H, "Working Together: Addressing Cultural Diversity, Patient Safety, and Quality Care Through an Interprofessional Health Care Course", Nursing Education Perspectives, 2019, pp.
4. Oandasan I, Reeves S. Key elements of interprofessional education. Part 2: factors, processes and outcomes. Journal of Interprofessional care. 2005 May 1;19(sup1):39-48.
5. Saragih ID, Tarihoran DE, Sharma S, Chou FH. A systematic review and meta-analysis of outcomes of interprofessional education for healthcare students from seven countries. Nurse Education in Practice. 2023 Jun 29:103683.
6. Syahrizal D, Renaldi T, Dianti SW, Jannah N, Rachmah R, Firdausa S, Vonna A. The differences in perceptions of interprofessional education among health profession students: The Indonesian experience. Journal of multidisciplinary healthcare. 2020 May 12:403-10.
7. Teuwen C, van der Burgt S, Kusurkar R, Schreurs H, Daelmans H, Peerdeman S. How does interprofessional education influence students’ perceptions of collaboration in the clinical setting? A qualitative study. BMC Medical Education. 2022 Dec;22(1):1-0.
8. World Health Organization. Framework for action on interprofessional education and collaborative practice. World Health Organization; 2010. Retrieved from https://iris.who.int/ bitstream/handle/10665/70185/WHO_HRH_HPN_10.3_eng.pdf?sequence=1
9. Zenani NE, Sehularo LA, Gause G, Chukwuere PC. The contribution of interprofessional education in developing competent undergraduate nursing students: integrative literature review. BMC nursing. 2023 Sep 14;22(1):315.