SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP ST CHÊNH LÊN VỚI TỔN THƯƠNG NHIỀU NHÁNH MẠCH VÀNH ĐƯỢC TÁI TƯỚI MÁU HOÀN TOÀN VÀ KHÔNG HOÀN TOÀN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Bệnh nhân nhồi máu cơ tim ST chênh lên được chụp mạch vành có tổn thương nhiều nhánh mạch vành chiếm tỉ lệ cao và có tiên lượng xấu. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ bệnh nhân được tái tưới máu hoàn toàn còn dao động, tùy vào thời gian và vùng lãnh thổ thực hiện nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu: So sánh đặc điểm lâm sàng và một số cận lâm sàng giữa bệnh nhân nhồi máu cơ tim ST chênh lên có bệnh mạch vành nhiều nhánh được điều trị tái tưới máu hoàn toàn và không hoàn toàn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, tiến cứu mô tả có theo dõi dọc. Nghiên cứu được tiến hành trên 105 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên được tái thông mạch vành qua da tiên phát từ 04/2022 đến 06/2022 tại Khoa Tim mạch can thiệp và Khoa Nội tim mạch Bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả: Tuổi trung bình là 64,1 ± 11,5 tuổi, tỉ lệ nam/nữ = 2,28/1. Yếu tố nguy cơ tim mạch chiếm tỉ lệ cao nhất là rối loạn lipid máu (88,6%) và tăng huyết áp (73,3%). Bệnh nhân nhồi máu cơ tim thành dưới chiếm tỉ lệ cao nhất (42,9%), nhồi máu thành trước (37,1%), nhồi máu thành bên (13,3%) và nhồi máu vùng trước rộng (6,7%). Biến chứng thường gặp là phù phổi cấp (17,1%), block nhĩ thất độ 3 (12,3%). Nhánh động mạch vành thủ phạm thường gặp nhất là LAD (45,7%), sau đó là RCA (41,9%), LCx (11,3%), LMCA (0,9%). Thời điểm can thiệp mạch vành < 12 giờ sau khởi phát triệu chứng đau ngực chiếm 67,6%, từ 12 – 24 giờ chiếm 26,7% và sau 24 giờ chiếm 5,6%. Tỉ lệ bệnh nhân được tái tưới máu hoàn toàn chiếm 31,4% dân số nghiên cứu. Các đặc điểm lâm sàng (tuổi, giới, huyết áp, tần số tim, thời gian từ lúc khởi phát đến lúc được can thiệp cấp cứu, yếu tố nguy cơ tim mạch) và cận lâm sàng (HbA1C, Creatinine, hs-troponin I, LVEF, đặc điểm tổn thương) không có sự khác biệt giữa 2 nhóm tái tưới máu hoàn toàn và không hoàn toàn. Kết luận: Không có sự khác biệt về đặc điểm lâm sàng và giải phẫu mạch vành giữa nhóm bệnh nhân nhồi máu cơ tim ST chênh lên với bệnh mạch vành nhiều nhánh chênh lên được tái tưới máu mạch vành hoàn toàn so với không hoàn toàn.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Dziewierz A, Siudak Z, Rakowski T, et al. Impact of multivessel coronary artery disease and noninfarct-related artery revascularization on outcome of patients with ST-elevation myocardial infarction transferred for primary percutaneous coronary intervention (from the EUROTRANSFER Registry). Am J Cardiol. 2010;106(3):342-7. doi:10.1016/j.amjcard.2010.03.029
3. Engstrøm T, Kelbæk H, Helqvist S, et al. Complete revascularisation versus treatment of the culprit lesion only in patients with ST-segment elevation myocardial infarction and multivessel disease (DANAMI-3—PRIMULTI): an open-label, randomised controlled trial. Lancet. 2015; 386 (9994):665-71. doi: 10.1016/ s0140-6736 (15)60648-1
4. Gershlick AH, Khan JN, Kelly DJ, et al. Randomized trial of complete versus lesion-only revascularization in patients undergoing primary percutaneous coronary intervention for STEMI and multivessel disease: the CvLPRIT trial. J Am Coll Cardiol. 2015;65(10): 963-72. doi: 10.1016/ j.jacc.2014.12.038
5. Mehta SR, Wood DA, Storey RF, et al. Complete Revascularization with Multivessel PCI for Myocardial Infarction. N Engl J Med. 2019; 381 (15): 1411-1421. doi: 10. 1056/ NEJMoa1907775
6. Smits PC, Abdel-Wahab M, Neumann F-J, et al. Fractional Flow Reserve–Guided Multivessel Angioplasty in Myocardial Infarction. New England Journal of Medicine. 2017;376(13): 1234-1244. doi:10. 1056/ NEJMoa1701067
7. Wald DS, Morris JK, Wald NJ, et al. Randomized trial of preventive angioplasty in myocardial infarction. N Engl J Med. 2013; 369(12): 1115-23. doi:10.1056/NEJMoa1305520
8. Dauerman HL. Reasonable incomplete revascularization. Circulation. 2011;123(21):2337-40. doi: 10.1161/ circulationaha. 111.033126
9. Hannan EL, Wu C, Walford G, et al. Incomplete revascularization in the era of drug-eluting stents: impact on adverse outcomes. JACC Cardiovascular interventions. 2009;2(1):17-25. doi:10.1016/j.jcin.2008.08.021