KẾT QUẢ PHẪU THUẬT THAY VAN ĐIỀU TRỊ BỆNH VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ HAI LÁ VAN TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC GIAI ĐOẠN 2018– 2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Tổng quan: Van động mạch chủ hai lá van là một dị tật tim bẩm sinh thường gặp. Theo thời gian, lá van dần thoái hóa gây hẹp – hở van dẫn đến bệnh van động mạch chủ và phải mổ thay van. Nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả phẫu thuật thay van điều trị bệnh van động mạch chủ hai lá van tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2018-2023. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu, theo dõi dọc các người bệnh được chẩn đoán bệnh van động mạch chủ hai lá van đã được phẫu thuật thay van, từ tháng 01/2018 đến tháng 01/2023. Phân tích, xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả: Gồm 58 người bệnh với tuổi trung bình 59,9 ± 8,6 tuổi (38 - 80), nam giới chiếm 62,1%. Phân độ suy tim theo NYHA có 100% ở mức độ vừa và nặng (72,4% NYHA 2). Chênh áp qua van động mạch chủ tăng cao / siêu âm tim - trung bình 48,6 ± 19,0 mmHg (72% > 40 mmHg). Trong mổ, thời gian cặp động mạch chủ, thời gian chạy máy trung bình lần lượt là 77 phút (35 – 135) và 98 phút (55 – 157). Sau mổ, thời gian thở máy trung bình là 17,5 ± 14,6 giờ, trong đó đa số rút ống nội khí quản trong 24 giờ (86%). Biến chứng thường gặp sau mổ là tràn dịch màng phổi (12%), nhiễm trùng vết mổ, tràn dịch màng ngoài tim (1,7%), 5% suy thận cấp (không phải lọc máu). Không có tử vong trong và hậu phẫu sau mổ. Siêu âm tim so sánh tại thời điểm trước mổ so với khi ra viện và khám lại, thấy chỉ số trung bình chênh áp qua van động mạch chủ giảm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết luận: Bệnh van động mạch chủ hai lá van gặp khá nhiều. Dù đa số là bệnh nhân cao tuổi, song điều trị bằng phẫu thuật thay van động mạch chủ cho kết quả sớm và trung hạn vẫn khá tốt với tỉ lệ tai biến – biến chứng thấp. Tuy nhiên dùng thuốc chống đông và nhiều bệnh nền là yếu tố ảnh hưởng tới các biến cố gây tử vong ở trung và dài hạn.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Lima B, Williams JB, Bhattacharya SD, et al. Individualized Thoracic Aortic Replacement for the Aortopathy of Bicuspid Aortic Valve Disease. J Heart Valve Dis. 2011;20(4):387-395.
3. Bonow RO, Carabello BA, et al. 2008 Focused Update Incorporated Into the ACC/AHA 2006 Guidelines for the Management of Patients With Valvular Heart Disease. Circulation. 2008;118(15): e523-e661. doi:10.1161/CIRCULATIONAHA.108.190748
4. Boodhwani M, de Kerchove L, Glineur D, et al. Repair of regurgitant bicuspid aortic valves: a systematic approach. J Thorac Cardiovasc Surg. 2010; 140(2): 276-284. e1. doi: 10.1016/ j.jtcvs. 2009. 11.058
5. Jasinski MJ, Kosiorowska K, Gocol R, et al. Bicuspid aortic valve repair: outcomes after 17 years of experience. Eur J Cardio-Thorac Surg Off J Eur Assoc Cardio-Thorac Surg. 2021;60(5): 1053-1061. doi: 10.1093/ejcts/ezab176
6. Svensson LG, Al Kindi AH, Vivacqua A, et al. Long-term durability of bicuspid aortic valve repair. Ann Thorac Surg. 2014;97(5):1539-1547; discussion 1548. doi:10.1016/ j.athoracsur. 2013.11.036
7. Ozaki S, Kawase I, Yamashita H, et al. Reconstruction of Bicuspid Aortic Valve With Autologous Pericardium. Circ J. 2014;78(5):1144-1151. doi:10.1253/circj.CJ-13-1335