ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN GIÁP THỂ TỦY TẠI BỆNH VIỆN K GIAI ĐOẠN 2016-2023

Ngô Xuân Quý1,, Ngô Quốc Duy1,2, Trần Đức Toàn2, Lê Thế Đường2, Lê Văn Quảng1,2
1 Bệnh viện K
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ung thư tuyến giáp thể tủy tại Bệnh viện K giai đoạn 2016-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứu trên 54 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư biểu mô tuyến giáp thể tủy điều trị tại bệnh viện K từ tháng 01/01/2016 đến tháng 01/11/2023. Kết quả: Tỉ lệ nữ/nam là 1/1,08, độ tuổi trung bình là 52,7±11,3 (27-74) tuổi. Đánh giá trên siêu âm chủ yếu là TIRADS 4 (66,7%), tỉ lệ chọc hút tế bào kim nhỏ chẩn đoán ung thư tuyến giáp thể tủy là 61,1%. Bệnh nhân chủ yếu giai đoạn III, IVa chiếm tỷ lệ 38,9% và 27,8%. Tỷ lệ di căn hạch chung là 53,7%. Tổn thương TKTQQN và tuyến cận giáp tạm thời là hai biến chứng hay gặp nhất với tỉ lệ 29,6% và 22,2%. Theo dõi sau điều trị có 9 bệnh nhân tái phát trong đó 2 BN tái phát tại chỗ, 5 BN tái phát hạch và 2 BN di căn xa, có 1 BN tử vong. Thời gian sống thêm toàn bộ 5 năm đạt 91,7%  với trung vị 81 tháng. Thời gian sống thêm không bệnh 5 năm đạt 73,1% với trung vị 70,2 tháng. Kết luận: Ung thư tuyến giáp thể tủy là bệnh lý ác tính hiếm gặp, tỷ lệ di căn hạch cao. Siêu âm, chọc hút tế bào kim nhỏ kèm xét nghiệm CEA, Calcitonin có vai trò chẩn đoán. Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính, xạ trị có vai trò bổ trợ trong các trường hợp nguy cơ cao. Bệnh có tiên lượng tương đối tốt với tỷ lệ sống thêm toàn bộ 5 năm là 91,7% và sống thêm không bệnh 5 năm là 73,1%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Wells SA, Jr, Asa SL, Dralle H, Elisei R, et al. Revised American thyroid association guidelines for the management of medullary thyroid carcinoma. Thyroid. 2015;25(6):567-610.
2. Konstantinidis A, Stang M, Roman SA, Sosa JA. Surgical management of medullary thyroid carcinoma. Updates Surg. 2017;69(2):151-160.
3. Randle RW, Balentine CJ, Leverson GE, et al. Trends in the presentation, treatment, and survival of patients with medullary thyroid cancer over the past 30 years. Surgery. 2017; 161(1):137-146.
4. Saad MF, Ordonez NG, Rashid RK, et al. Medullary carcinoma of the thyroid. A study of the clinical features and prognostic factors in 161 patients. Medicine (Baltimore) 1984; 63:319.
5. Ahn HY, Chae JE, Moon H, Noh J, Park YJ, Kim SG. Trends in the diagnosis and treatment of patients with medullary thyroid carcinoma in korea. Endocrinol Metab (Seoul). 2020;35(4):811-819.
6. Lee S., Shin J.H., Han B. K. et al. Medullary Thyroid Carcinoma: Comparison With Papillary Thyroid Carcinoma and Application of Current Sonographic Criteria. Am J Roentgenol, 2010; 194(4), 1090–1094.
7. Trimboli P., Treglia G., Guidobaldi L. et al. Detection rate of FNA cytology in medullary thyroid carcinoma: a meta-analysis. Clin Endocrinol (Oxf), 2015; 82(2), 280–285.
8. Wu X., Li B., và Zheng C. Clinical Characteristics, Surgical Management, and Prognostic Factors of Medullary Thyroid Carcinoma: A Retrospective, Single-Center Study. Technol Cancer Res Treat, 2022; 21, 15330338221078436.
9. Jin LX, Moley JF. Surgery for lymph node metastases of medullary thyroid carcinoma: a review. Cancer. 2016;122(3):358-366.