CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO Ở TRẺ EM ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH

Minh Hải Vũ 1,
1 Trường Đại học Y Dược Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét 1 số đặc điểm lâm sàng, hình ảnh tổn thương trên phim chụp cắt lớp vi tính chấn thương sọ não ở trẻ em điều trị tại khoa Phẫu thuật Thần kinh-Cột sống Bệnh viên Đa khoa tỉnh Thái Bình. Phương pháp: Mô tả cắt ngang 67 trường hợp chấn thương sọ não ở trẻ em điều trị tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình từ tháng 2 đến tháng 9 năm 2020. Kết quả: 67/534 bệnh nhân, chiếm tỉ lệ (12,5%): gồm 51 nam (76,1%), 16 nữ (23,9%), Tuổi trung bình 10,1 ± 4,9; nhỏ tuổi nhất: 2 tuổi, lớn tuổi nhất: 18 tuổi. Nhóm tuổi mẫu giáo (20,9 %), tiểu học (40,3%); trung học cơ sở (14,9%); phổ thông trung học (23,9%). Nguyên nhân tai nạn giao thông chiếm (55,2%). Tỉ lệ chấn thương sọ não nhẹ theo GCS: 65 bệnh nhân (97,0%); trung bình: 2 bệnh nhân (3,0%). Cắt lớp vi tính: vỡ xương sọ (31,3%); máu tụ ngoài màng cứng (28,4%); 2 loại tổn thương (22,4%). Thái độ xử trí: Điều trị nội khoa 63 bệnh nhân (94,0%); phẫu thuật 4 bệnh nhân (6,0%). Kết quả ra viện: Tốt 66 bệnh nhân (98,5%). Không có tử vong. Kết luận: Nguyên nhân chấn thương sọ não ở trẻ em do tai nạn giao thông vẫn cao; Lứa tuổi tiểu học chiếm tỉ lệ cao nhất, do đó cần quan tâm hơn tới đối tượng này để giảm tỉ lệ chấn thương nói chung và chấn thương sọ não nói riêng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Việt Thắng (2018), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị máu tụ trong sọ ở trẻ nhỏ do chấn thương sọ não”. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngoại khoa, Đại học Y Hà Nội, 2018.
2. Phạm Tỵ (2010), “Chấn thương sọ não không có chỉ định phẫu thuật ở trẻ em”, tạp chí Y học Việt Nam, tháng 5, số 2/2010.
3. Satapathy M.C., Dash D., Mishra S.S. et al. (2016). Spectrum and outcome of traumatic brain injury in children <15 years: A tertiary level experience in India. International Journal of Critical Illness and Injury Science, 6(1), 16.