KẾT QUẢ PHẪU THUẬT BẮC CẦU MẠCH VÀNH KHÔNG TUẦN HOÀN NGOÀI CƠ THỂ CÓ SỬ DỤNG SIÊU ÂM DOPPLER TRONG PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175

Nguyễn Doãn Thái Hưng1, Nguyễn Trường Vũ1, Phạm Thanh Bình2, Nguyễn Đình Tá1, Trương Thị Ngọc Hà1, Trương Đình Cẩm1,
1 Bệnh viện Quân Y 175
2 Viện tim TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phẫu thuật bắc cầu mạch vành không tuần hoàn ngoài cơ thể (Off‐Pump‐Coronary Artery Bypass Grafting - OPCABG) là kỹ thuật ít xâm lấn và được công nhận mang lại kết quả tốt [1]. Chúng tôi trình bày kinh nghiệm thực hiện kỹ thuật này có sử dụng siêu âm Doppler trong phẫu thuật tại Bệnh viện quân y 175. Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật OPCABG có sử dụng siêu âm Doppler trong phẫu thuật tại Bệnh viện Quân y 175. Đối tượng và phương pháp: Tiến cứu mô tả, theo dõi dọc trên nhóm 33 bệnh nhân được phẫu thuật OPCABG có sử dụng siêu âm Doppler trong phẫu thuật thời gian từ tháng 5/2022 tới tháng 3/2023. Kết quả: Có 21 bệnh nhân nam giới, chiếm 64%. Tuổi trung bình là 60,7 ±9.9 tuổi (44 tới 82 tuổi). Hẹp thân chung động mạch vành trái gặp ở 8 trường hợp (24,2%) và tất cả các trường hợp đều có tổn thương 3 nhánh ĐMV. Số cầu nối trung bình cho một bệnh nhân là 2,36. Tử vong phẫu thuật là 0%. Các thông số siêu âm Doppler trong phẫu thuật (PI và Flow) lần lượt là: LIMA-LAD: 1,7 ± 0.3; 29,2 ± 10,5; RIMA-OM: 2,4 ± 0,5, 19,2 ± 7,2; GSV-OM: 1,5 ± 0,3, 25,3 ± 5,5 GSV-PDA: 1,7 ± 0,2, 37,3 ± 3,5. Thời gian thở máy 10,4 ± 4,6 giờ; thời gian hậu phẫu 12,5 ± 5,9 ngày. Kết luận: Phẫu thuật OPCABG với việc sử dụng siêu âm Doppler trong phẫu thuật là an toàn, hiệu quả.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Gaudino M et al. Arterial Grafting International Consortium (ATLANTIC) Alliance. Off-Pump Coronary Artery Bypass Grafting: 30 Years of Debate. J Am Heart Assoc. 2018 Aug 21;7(16).
2. Wendt D et al. Transit time flow measurement and high frequency ultrasound epicardial imaging to guide coronary artery bypass surgery. J Cardiovasc Surg (Torino). 2019 Apr;60(2):245-250.
3. Gaudino M et al. The Use of Intraoperative Transit Time Flow Measurement for Coronary Artery Bypass Surgery: Systematic Review of the Evidence and Expert Opinion Statements. Circulation. 2021 Oct 5;144(14):1160-1171.
4. Halfwerk FR et al. Intraoperative transit time flow measurements during off-pump coronary artery bypass surgery: The impact of coronary stenosis on competitive flow. J Card Surg. 2022 Feb;37(2):305-313.
5. Laali M et al. Impact of transit-time flow measurement on early postoperative outcomes in total arterial coronary revascularization with internal thoracic arteries: a propensity score analysis on 910 patients. Interact Cardiovasc Thorac Surg. 2022 Jul 9;35(2).
6. Neumann FJ et al, ESC Scientific Document Group. 2018 ESC/EACTS Guidelines on myocardial revascularization. Eur Heart J. 2019 Jan 7;40(2):87-165.
7. Teresa Mary Kieser et al. “Transit-time flow predicts outcomes in coronary artery bypass graft patients: a series of 1000 consecutive arterial grafts”, Eur J Cardiothorac Surg 2010 Aug; 38(2):155 – 62.
8. Teresa M Kieser et al. “The use of intraoperative graft assessment in guiding graft revision” Ann Cardiothorac Surg 2018 Sep;7(5):652-662
9. Ki-Bong Kim et al. “Prediction of graft flow impairment by intraoperative transit time flow measurement in off-pump coronary artery bypass using arterial grafts” Ann Thorac Surg 2005 Aug;80(2):594 – 8.
10. Derek K H Leong et al. “Transit-time flow measurement is essential in coronary artery bypass grafting” Ann Thorac Surg 2005 Mar;79(3):854-7