ĐẶC ĐIỂM CÁC CHỈ SỐ XÉT NGHIỆM TỔNG PHÂN TÍCH TẾ BÀO MÁU NGOẠI VI VÀ ĐÔNG MÁU CƠ BẢN TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ GAN

Đinh Thị Thu Trang1, Trần Thị Thuỷ Nguyên1, Hoàng Thu Soan1,, Vũ Tiến Thăng1, Vi Thị Phương Lan1
1 Trường ĐH Y - Dược Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả các chỉ số xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi và các chỉ số xét nghiệm đông máu cơ bản (PT, APTT, Fbg) trên bệnh nhân ung thư gan. Phương pháp: mô tả cắt ngang đặc điểm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi và các chỉ số đông máu cơ bản của các bệnh nhân ung thư gan tại Trung tâm Huyết học Truyền máu Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên từ tháng 6/2022 đến tháng 5/2023. Kết quả: số lượng hồng cầu của các bệnh nhân là 4,08±0,89 T/L, HGB là 119,77±28,29 g/L; HCT là 36,60±8,31 L/L; MCV là 89.86±9.33 fL; MCH là 29.40±3.88 pg; MCHC là 326.43±18.45 g/L; RDW là 15.74±3.11%. Tỷ lệ thiếu máu chiếm 49,02% trong đó thiếu máu mức độ nhẹ chiếm 35,29%; mức độ vừa là 11,76%, mức độ nặng là 1,31%, mức độ rất nặng là 0,65%. Tỷ lệ bệnh nhân có tăng bạch cầu là 21,57%; tăng tiểu cầu là 7,8%; giảm bạch cầu là 12,43%; giảm tiểu cầu là 32,68%. Tỷ lệ bệnh nhân có chỉ số PT% giảm chiếm 57,61%, PT giây kéo dài là 78,26%, 100% bệnh nhân có PTr kéo dài. Chỉ số APTT giây kéo dài là 2,23% và APTTr kéo dài là 44,44%, chỉ số APTT giảm là 64,44%, và APTTr giảm là 3,34%, Fibrinogen tăng là 62,50%. Chỉ số PLT có mối liên quan nghịch mức độ yếu với chỉ số HGB. Kết luận: Trên bệnh nhân ung thư gan, đa số có sự biến đổi các chỉ số đông máu cơ bản và các chỉ số trong xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi theo chiều hướng ngược nhau.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Hoàng V. H., và cs, Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh ung thư biểu mô tế bào gan nguyên phát trên cắt lớp vi tính và một số yếu tố liên quan. Tạp Chí Y học Việt Nam, 2023, 527(1).
2. Quang T. và cs, Đặc điểm bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan tại đơn vị ung thư gan mật và ghép gan-Khoa ngoại gan mật tụy Bệnh viện đại học Y-Dược thành phố Hồ Chí Minh, Tạp Chí Y học Việt Nam, 2021, 504(2).
3. Fan Z. et al, Predictive Value of Platelet-Related Measures in Patients with Hepatocellular Carcinoma, Technol Cancer Res Treat, 2022, doi: 10.1177/15330338211064414.
4. Pavlovic N, et al, Platelets as Key Factors in Hepatocellular Carcinoma. Cancers (Basel), 2019, 11(7):1022.
5. Wang X. P. et al, A retrospective discussion of the prognostic value of combining prothrombin time (PT) and fibrinogen (Fbg) in patients with Hepatocellular carcinoma, J Cancer, 2017, 8 (11), 2079-2087.
6. Yanjun S. et al, Early Prediction of Objective Response of Fibrinogen in a Real-World Cohort of Hepatocellular Carcinoma Cases Treated by Programmed Cell Death Receptor-1 and Lenvatinib, OncoTargets and Therapy, 2022, 14, 5019-5026.
7. Zhang X. et al, Elevated serum plasma fibrinogen is associated with advanced tumor stage and poor survival in hepatocellular carcinoma patients. Medicine (Baltimore), 2017, 96 (17):e6694.
8. Zhu Y.W. et al, Routine Hemostasis and Hemogram Parameters: Valuable Assessments for Coagulation Disorder and Chemotherapy in Cancer Patients. Chin Med J (Engl), 2016, 5;129(15):1772-1777.