PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM VI SINH VÀ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN DO K.PNEUMONIAE TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ

Tô Hoàng Dương1,, Nguyễn Thế Anh1, Nguyễn Lê Hải1
1 Bệnh viện Hữu Nghị

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích đặc điểm vi sinh và phác đồ điều trị nhiễm khuẩn do K.Pneumoniae tại khoa Hồi sức tích cực. Đối tượng: Các bệnh nhân mắc K.pneumoniae điều trị tại khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Hữu Nghị trong thời gian từ 01/06/2021 đến 30/06/2022. Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả Kết quả: Bệnh phẩm hô hấp chiếm phổ biến nhất 54.4%, tỷ lệ sinh ESBL của K.pneumoniae là 55.8%, và kháng Carbapenem là 19.1%, giá trị MIC với Carbapenem ở mức thấp. Phác đồ kháng sinh kinh nghiệm phổ biến là: Cephalosporin thế hệ 3,4 hoặc Piperacilline/Tazobactam phối hợp Quinolon hoặc Amiglycosid. Sau khi có kết quả vi sinh, tỷ lệ sử dụng phác đồ dựa trên Carbapenem và Colistin khoảng gần 50%. Chế độ liều kháng sinh cơ bản ở mức thấp đến trung bình do phải điều chỉnh theo mức lọc cầu thận thấp. Tỷ lệ đáp ứng điều trị là 70%, tỷ lệ sống là 55% Kết luận: K.pneumoniae chủ yếu gặp trong bệnh phẩm hô hấp, tỷ lệ sinh ESBL và kháng Carbapenem có xu hướng tăng; phác đồ kháng sinh cơ bản hợp lý, tỷ lệ đáp ứng ở mức tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Nhật Minh (2019), Phân tích đặc điểm lâm sàng, vi sinh và phác đồ điều trị của nhiễm khuẩn do Klebsiella pneumoniae tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội.
2. Tô Hoàng Dương (2020), Phân tích đặc điểm lâm sàng, vi sinh và hiệu quả sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn do một số chủng Gram âm giảm nhạy cảm với kháng sinh Carbapenem tại bệnh viện Hữu Nghị, đề tài cơ sở
3. Thuyết B. T và cs (2021). Tỷ lệ kháng colistin của vi khuẩn Klebsiella pneumoniae đa kháng và kháng carbapenem phân lập tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 01/2020 đến tháng 09/2020. Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy.
4. Stuart Johnson, et all (2022), Clinical Practice Guideline by the Infectious Diseases Society of America (IDSA) 2022. Clinical Infectious Diseases, Volume 73, Issue 5, 1 September 2022, Pages e1029–e1044,
5. Morrill H. J., Pogue J. M., et al. (2015), "Treatment Options for CarbapenemResistant Enterobacteriaceae Infections", Open Forum Infectious Diseases, 2(2), pp. ofv050-ofv050.
6. Rodríguez-Baño J., Gutiérrez-Gutiérrez B., et al. (2018), "Treatment of Infections Caused by Extended-Spectrum-Beta-Lactamase-, AmpC-, and Carbapenemase-Producing Enterobacteriaceae", Clin Microbiol Rev, 31(2), pp.
7. Stuart Johnson et all, Clinical Practice Guideline by the Infectious Diseases Society of America (IDSA) and Society for Healthcare Epidemiology of America (SHEA): 2022. Clinical Infectious Diseases, Volume 73, Issue 5, 1 September 2022, Pages e1029–e1044, https://doi.org/10.1093 /cid/ciab549