GIẢI TRÌNH TỰ SANGER PHÁT HIỆN ĐỘT GEN PARK7 TRÊN BỆNH NHÂN PARKINSON KHỞI PHÁT SỚM

Lê Gia Hoàng Linh1,, Võ Văn Thành Niệm1
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT[1]


Giới thiệu: Bệnh Parkinson (PD: Parkinson’s disease) là bệnh đa yếu tố, có thể do sự tương tác bởi nhiều gen hoặc do sự thay đổi tính nhạy cảm của các alen, các yếu tố môi trường, hoặc do tương tác qua lại giữa môi trường và biểu hiện gen, từ đó làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Gen PARK7 nằm trên nhiễm sắc thể số 1 mã hóa cho protein DJ-1, đột biến gen PARK7 gây ra các dạng PD di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường. Nghiên cứu này nhằm mục đích khảo sát các bất thường trên gen PARK7 để từ đó giúp ta hiểu thêm về đặc điểm di truyền của bệnh nhân Parkinson Việt Nam. Mục tiêu: Xây dựng quy trình phát hiện đột biến gen PARK7 bằng giải trình tự Sanger trên 20 bệnh nhân Parkinson khởi phát sớm. Phương pháp: Thu thập mẫu máu ngoại vi của 20 bệnh nhân PD khởi phát sớm, tách chiết DNA toàn phần, thiết kế mồi và chuẩn hóa quy trình PCR khuếch đại 7 exon của gen PARK7. Thực hiện giải trình tự các exon này và so sánh kết quả với trình tự chuẩn từ cơ sở dữ liệu của Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI) nhằm phát hiện các biến thể trên 20 mẫu bệnh nhân. Kết quả: Thiết kế được các đoạn mồi phù hợp, chuẩn hóa được quy trình giải trình tự Sanger gen PARK7. Phát hiện 1 biến thể dị hợp tử c.103G>A (p. Val35Ile) trên exon 2 của 1 bệnh nhân. Kết luận: Nghiên cứu đã tự thiết kế các cặp mồi có tính đặc hiệu cao, khuếch đại được các exon mục tiêu qua kết quả PCR và giải trình tự. Xây dựng và tối ưu thành công quy trình giải trình tự Sanger các exon trên gen PARK7. Nghiên cứu này là tiền đề thực hiện các quy trình giải trình tự các gen liên quan đến bệnh lý Parkinson.


 


Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Erdogan, S., et al., Predictive Factors for Favorable Outcome from Subthalamic Nucleus Deep Brain Stimulation in Parkinsonaeuros Disease. Turk Neurosurg, 2020. 30(1): p. 43-47.
2. Avanzi, M., et al., Prevalence of pathological gambling in patients with Parkinson's disease. Mov Disord, 2006. 21(12): p. 2068-72.
3. Gourie-Devi, M., Epidemiology of neurological disorders in India: review of background, prevalence and incidence of epilepsy, stroke, Parkinson's disease and tremors. Neurol India, 2014. 62(6): p. 588-98.
4. Meiser, J., et al., Loss of DJ-1 impairs antioxidant response by altered glutamine and serine metabolism. Neurobiol Dis, 2016. 89: p. 112-25.
5. Paterna, J.C., et al., DJ-1 and Parkin Modulate Dopamine-dependent Behavior and Inhibit MPTP-induced Nigral Dopamine Neuron Loss in Mice. Mol Ther, 2007. 15(6): p. 1221.