KẾT QUẢ LÂU DÀI CỦA PHẪU THUẬT CẮT GAN THEO GIẢI PHẪU VÀ THEO THƯƠNG TỔN CÓ KẾT HỢP NỘI SOI ĐƯỜNG MẬT TRONG MỔ ĐIỀU TRỊ SỎI TRONG GAN

Đoàn Văn Trân1,, Nguyễn Thanh Sáng1
1 Bệnh viện Trưng Vương TP HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sỏi trong gan là một bệnh lý khá phổ biến của khu vực Đông Á. Hiện nay, phẫu thuật cắt gan được xem là phương pháp điều trị có hiệu quả tốt với tỷ lệ sạch sỏi cao và tái phát thấp. Mục tiêu: Đánh giá kết quả lâu dài và đề xuất chỉ định của phương pháp. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp không nhóm chứng cắt dọc. Kết quả: Từ tháng 2/2011 đến tháng 2/2021, có 134 TH cắt gan với 101 PT mở bụng và 33 phẫu thuật nội soi (PTNS). Tuổi trung bình 47,14 (23 -77 tuổi), nữ 97/134 TH (72,38%). Sỏi gan trái 61,94%, sỏi gan phải 13,43% và sỏi gan hai bên 21,6%. Tỷ lệ hẹp đường mật là 72,38%, trong đó, hẹp bên trái là 55,22%, hẹp bên phải 11,19%, hẹp hai bên 3,73% và hẹp rốn gan 2,23%. PT cắt gan: gan trái 88TH, gan phải 15 TH, phân thùy bên 8 TH, phân thùy trước 2 TH, phân thùy sau 3 TH, hạ phân thùy 14 TH và cắt gan 2 bên 4 TH. Tỷ lệ sạch sỏi ngay sau PT là 82,83% (Sót sỏi chủ yếu ở những TH sỏi gan 2 bên). Tỷ lệ sạch sỏi sau điều trị là 98,0%. Tỷ lệ biến chứng chung là 28,6%, trong đó rò mật là 2,4%, suy gan là 1,6% và 2 TH tử vong. Với thời gian theo dõi trung bình 65,05 tháng, tỷ lệ tái phát là 6,74% (6/89 TH) và chỉ xảy ra ở nhóm sỏi trong gan 2 bên nhưng được cắt gan một bên. Kết luận: PT cắt gan theo giải phẫu và theo thương tổn điều trị sỏi trong gan có tỷ lệ sạch sỏi cao và tỷ lệ tái phát thấp. PT nên được cân nhắc xem xét chỉ định cho những TH sỏi khu trú có nguy cơ tái phát, sỏi kèm gan xơ teo hoặc khi có nghi ngờ hay xác định ung thư đường mật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Chen DW1, Tung-Ping Poon R, Liu CL, Fan ST, Wong J.(2004). Immediate and long-term outcomes of hepatectomy for hepatolithiasis. Surgery; 135(4): 386-93.
2. Cheung MT1, Kwok PC (2005). Liver resection for intrahepatic stones. Arch Surg; 140(10): 993-7.
3. Dong J1, Lau WY, Lu W, Zhang W, Wang J, Ji W. Caudate lobe-sparing subtotal hepatectomy for primary hepatolithiasis. Br J Surg. 2012 Oct; 99(10):1423-8. doi: 10.1002/bjs.8888.
4. Đoàn Văn Trân, 2019. Vai trò của nội soi đường mật trong cắt gan điều trị sỏi. Tạp Chí Y Học Lâm Sàng-Bệnh viện Trung Ương Huế, Số 53/2019: 84-91.
5. Đỗ Tuấn Anh, (2008). Đánh giá kết quả ứng dụng kỹ thuật cắt gan theo phương pháp Tôn Thất Tùng trong điều trị bệnh sỏi trong gan. Luận án tiến sĩ. Học viện Quân Y.
6. Hui H, Hong Wu, Ying-Long Xu et al. (2010). An Appraisal of Anatomical and Limited hepatectomy for Regional Hepatolithiasis. HBP. Surg: 7916-25.
7. Jarufe N (2012). Anatomic hepatectomy as a definitive treatment for hepatolithiasis a cohort study.
8. Jiahong Dong, Xiaobin Feng, Shuguo Zheng, Feng Xia, Kuansheng Ma (2012). Classification and management of hepatolithiasis: A high-volume, single-center's experience. intractable Rare Dis Res; 1(4): 151-156.
9. Takasaki Ken (2007). Glissonean Pedicle Transection Method for Hepatic Resection. Springer: 1-100.
10. Lee S.K., Seo D.W., Myung S.J. et al. (2001). Percutaneous transhepatic cholangioscopic treatment for hepatolithiasis: an evaluation of long-term results and risk factors for recurrence. Gastrointest Endosc; 53(3): 318-23.
11. Lee TY1, Chen YL, Chang HC, Chan CP, Kuo SJ. (2007). Outcomes of hepatectomy for hepatolithiasis. World J Surg; 31(3): 479-82.