KẾT QUẢ LÂU DÀI PHẪU THUẬT GIẢM KHỐI ĐIỀU TRỊ UNG THƯ DẠ DÀY GIAI ĐOẠN IV

Võ Duy Long1,2,, Nguyễn Hoàng Bắc1,2
1 Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
2 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Vai trò của phẫu thuật cắt giảm khối chưa rõ trong điều trị ung thư dạ dày giai đoạn IV. Nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả sớm và lâu dài về mặt ung thư của phẫu thuật cắt giảm khối ở bệnh nhân ung thư dạ dày không còn chỉ định phẫu thuật triệt để. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đoàn hệ, hồi cứu. Đối tượng nghiên cứu gồm 132 bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn tiến triển, không còn chỉ định phẫu thuật triệt để được phẫu thuật cắt dạ dày giảm khối, từ tháng 01/2013 đến tháng 6/2020 tại Khoa Ngoại Tiêu hoá, Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả: Tuổi trung bình 59,5. Tỉ lệ biến chứng chung sau mổ là 21.2%, trong đó biến chứng nặng là 5.3%. Thời gian sống còn toàn bộ trung bình sau mổ là 21,3 ± 9,6 tháng. Thời gian sống còn sau mổ ở nhóm có hoá trị tốt hơn nhóm không hoá trị. Tỷ lệ sống còn trung vị sau 1 năm, 3 năm, 5 năm lần lượt là 49%; 11% và 6%. Đặc điểm giải phẫu bệnh, có di căn hạch và có hoá trị sau mổ là các yếu tố độc lập ảnh hưởng đến thời gian sống sau mổ của bệnh nhân. Kết luận: Phẫu thuật cắt dạ dày giảm khối an toàn trong điều trị ung thư dạ dày không còn chỉ định phẫu thuật triệt để.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trịnh Hồng Sơn (2001). Nghiên cứu nạo vét hạch trong điều trị phẫu thuật ung thư dạ dày. Luận án Tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
2. Jingxu S, Yongxi S et al (2013). Clinical significance of palliative gastrectomy on the survival of patient with incurable advanced gastric cancer: a system review and meta-analysis. BMC Cancer 2013, 13, pp. 577.
3. Kobayashi A, Nakagohri T et al (2004). Aggressive surgical treatment for T4 gastric cancer. J Gastrointest Surg, 8(4), pp. 464-470.
4. Ruy K W, Kim Y W, Lee J H, Nam B H (2008). Surgical complications and the risk factors of laparoscopy – assisted distal gastrectomy for advanced gastric cancer. Ann Surg Oncol, 15, pp. 1625-1631.
5. Zhong Zhang J, Shan Lu H et al (2011), “Outcome of palliative total gastrectomy for stage IV proximal gastric cancer”, Am J Surg, 202(1), pp. 91-96.
6. Yang K, Liu K et al (2015), “The value of palliative gastrectomy for gastric cancer patients with intraoperatively proven peritoneal seeding”. Medicine, 94(27), pp. 1-9.
7. Ozer I, Birol Bostanci E et al (2009), “Surgical outcomes and survival after multiorgan resection for locally advanced gastric cancer ”, Am J Surg, 198(1), pp. 25-30.
8. Fujitani K, Kwang Yang H et al (2016), “Gastrectomy plus chemotherapy versus chemotherapy alone for advanced gastric cancer with a single non- curable factor (REGATTA): a phase 3, randomized controlled trial”, The Lancet Oncology, s1470-2045 (15), pp. 1-10.