THỰC TRẠNG HỖ TRỢ XÃ HỘI Ở NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS ĐIỀU TRỊ ARV TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Đoàn Thu Trà1,2,, Đỗ Duy Cường1,2
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hỗ trợ xã hội là yếu tố vô cùng cần thiết đối với người nhiễm HIV nhưng vẫn chưa có nhiều các nghiên cứu về vấn đề này tại Việt Nam. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu mô tả thực trạng hỗ trợ xã hội đối với người nhiễm HIV đang điều trị ARV tại Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang. Công cụ thu thập số liệu là thang đo MSPSS dùng để đánh giá mức độ hỗ trợ xã hội từ 3 phía: gia đình, bạn bè và những người quan trọng trong cuộc sống. Đối tượng khảo sát gồm 286 người nhiễm HIV điều trị ARV tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả nghiên cứu: Kết quả cho thấy nhóm tuổi 31-50 chiếm tỷ lệ cao nhất, đa số là nam giới, đã có gia đình và có trình độ học vấn phổ thông trở lên. Tổng điểm hỗ trợ xã hội theo MSPSS đạt 65,7 điểm với hỗ trợ cao nhất từ gia đình, thấp nhất từ bạn bè. Tổng tỉ lệ người có mức độ hỗ trợ xã hội ở mức cao là 52,8%, mức trung bình là 31,1%. Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy hỗ trợ xã hội đối với người nhiễm HIV ở Việt Nam còn ở mức hạn chế. Vì vậy cần đẩy mạnh các chiến lược và can thiệp nhằm nâng cao mức độ hỗ trợ xã hội cho đối tượng này, thông qua việc thúc đẩy hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự cũng như kết nối cộng đồng người nhiễm để tự hỗ trợ, chia sẻ lẫn nhau

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

UNAIDS (2022). Global AIDS Update.
2. Cục Phòng, chống HIV/AIDS (2021). Báo cáo tổng kết công tác Phòng, chống HIV/AIDS năm 2020.
3. Qiao, S., Li, X., & Stanton, B. (2014). Social support and HIV-related risk behaviors: a systematic review of the global literature. AIDS and behavior, 18(2), 419–441.
4. Babalola, O. E., Badru, O. A., Bain, L. E., & Adeagbo, O. (2023). Determinants of social support among people living with HIV in Nigeria-a multicenter cross-sectional study. Frontiers in public health, 11, 1120192.
5. Tesfaw, G., Ayano, G., Awoke, T., et al (2016). Prevalence and correlates of depression and anxiety among patients with HIV on-follow up at Alert Hospital, Addis Ababa, Ethiopia. BMC psychiatry, 16(1), 368.
6. Subramanian, A., Mohan, A., Nandi, P. K., et al (2021). Perceived social support, depression and their impact on quality of life of people living with HIV in India. AIDS care, 33(10), 1329–1334.
7. Abadiga M. (2019). Depression and its associated factors among HIV/AIDS patients attending ART clinics at Gimbi General hospital, West Ethiopia, 2018. BMC research notes, 12(1), 527.
8. Matsumoto, S., Yamaoka, K., Takahashi, K., et al (2017). Social Support as a Key Protective Factor against Depression in HIV-Infected Patients: Report from large HIV clinics in Hanoi, Vietnam. Scientific reports, 7(1), 15489.