MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TRIỆU CHỨNG NGOÀI VẬN ĐỘNG Ở NGƯỜI BỆNH PARKINSON GIAI ĐOẠN TRUNG BÌNH VÀ NẶNG

Nguyễn Văn Tuận1,2,, Nguyễn Thị Bích Lệ1
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Đại học Y Dược, Đại học quốc Gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích một số yếu tố liên quan đến triệu chứng ngoài vận động ở người bệnh Parkinson giai đoạn trung bình và nặng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu các triệu chứng ngoài vận động ở 93 bệnh nhân Parkinson được điều trị tại Trung tâm thần kinh bệnh viện bạch Mai từ 8/2022-8/2023. Kết quả: Một số yếu tố như tuổi trên 70, mức độ nặng của bệnh ở giai đoạn 3 trở lên có liên quan đến làm tăng nguy cơ hạ huyết áp tư thế, rối loạn giấc ngủ, khó tập trung và quên, chảy dãi, táo bón và nuốt vướng, rối loạn tình dục (p<0,05). Thời gian mắc bệnh từ 5 năm có liên quan đến nguy cơ trầm cảm, táo bón và rối loạn nuốt, rối loạn tiểu tiện (p<0,05). Chưa thấy có mối liên quan về giới tính với các triệu chứng ngoài vận động ở bệnh nhân Parkinson. Kết luận: Người bệnh Parkinson thường lớn tuổi, thời gian mắc bệnh lâu, mức độ bệnh nặng càng có nhiều các triệu chứng ngoài vận động ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Postuma RB, Berg D, Stern M, et al. MDS clinical diagnostic criteria for Parkinson's disease. Mov Disord 2015; 30(12): 1591-601.
2. Goetz CG, Poewe W, Rascol O, et al. Movement Disorder Society Task Force report on the Hoehn and Yahr staging scale: status and recommendations. Mov Disord 2004; 19(9): 1020-8.
3. Yesavage JA, Brink TL, Rose TL, et al. Development and validation of a geriatric depression screening scale: a preliminary report. J Psychiatr Res 1982; 17(1): 37-49.
4. Martinez-Martin P, Chaudhuri KR, Rojo-Abuin JM, et al. Assessing the non-motor symptoms of Parkinson's disease: MDS-UPDRS and NMS Scale. Eur J Neurol 2015; 22(1): 37-43.
5. Poewe W. Non-motor symptoms in Parkinson's disease. Eur J Neurol 2008; 15 Suppl 1: 14-20.
6. Bernal-Pacheco O, Limotai N, Go CL, Fernandez HH. Nonmotor manifestations in Parkinson disease. Neurologist 2012; 18(1): 1-16.
7. Liu AK, Chang RC, Pearce RK, Gentleman SM. Nucleus basalis of Meynert revisited: anatomy, history and differential involvement in Alzheimer's and Parkinson's disease. Acta Neuropathol 2015; 129(4): 527-40.
8. Dewey RB, Jr. Autonomic dysfunction in Parkinson's disease. Neurol Clin 2004; 22(3 Suppl): S127-39.
9. Campos-Sousa RN, Quagliato E, da Silva BB, de Carvalho RM, Jr., Ribeiro SC, de Carvalho DF. Urinary symptoms in Parkinson's disease: prevalence and associated factors. Arq Neuropsiquiatr 2003; 61(2B): 359-63.
10. Bronner G, Vodusek DB. Management of sexual dysfunction in Parkinson's disease. Ther Adv Neurol Disord 2011; 4(6): 375-83.