NGHIÊN CỨU GÁNH NẶNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH PARKINSON THỂ CỨNG GIAI ĐOẠN III, IV, V

Trần Thị Thu Hằng1,, Nguyễn Thanh Bình1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá gánh nặng và một số yếu tố liên quan đến gánh nặng chăm sóc người bệnh Parkinson thể cứng giai đoạn III, IV, V. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 51 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh Parkinson thể cứng giai đoạn III, IV, V tại bệnh viện Lão khoa Trung ương từ tháng 9/2022 đến tháng 10/2023, cùng người chăm sóc chính của họ. Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh theo tiêu chuẩn của Ngân hàng não hội Parkinson Vương quốc Anh (UKPDSBB/ United Kingdom Parkinson’s Disease Society Brain Bank), tiêu chuẩn thể cứng theo Thang điểm đánh giá bệnh nhân Parkinson (UPDRS), giai đoạn bệnh theo phân loại Hoehn và Yahr, gánh nặng chăm sóc được đánh giá theo thang điểm ZBI-22. Kết quả: Điểm trung bình của thang đánh giá gánh nặng ZBI của nghiên cứu là 24.78 ±14.81. Gánh nặng liên quan đến tuổi của người chăm sóc chính (r = -0.34, p<0.05), không có sự khác biệt về gánh nặng chung theo giới tính, nghề nghiệp người chăm sóc. Gánh nặng chăm sóc  không liên quan tới tuổi và thời gian mắc bệnh của bệnh nhân, tuy nhiên có mối tương quan thuận chiều với các triệu chứng rối loạn nhận thức, rối loạn cảm xúc, hành vi ở bệnh nhân Parkinson. Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy việc chăm sóc bệnh nhân Parkinson thể cứng, giai đoạn III, IV, V tạo gánh nặng lớn đối với người chăm sóc chính, cả về thể chất và tinh thần, vì vậy, cần sự quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn từ gia đình và cộng đồng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sato K, Hatano T, Yamashiro K, et al. Prognosis of Parkinson’s disease: time to stage III, IV, V, and to motor fluctuations. Mov Disord. 2006;21(9):1384-1395. doi:10.1002/mds.20993
2. Nguyễn Thị Thanh Bình. Gánh nặng chăm sóc bệnh nhân Parkinson giai đoạn cuối. Đại học Y Hà Nội. Published online 2019.
3. Martinez-Martin P., Forjaz M.J, Frades-Payo B và cộng sự, “Caregiver Burden in Parkinson’s Disease,” Movement Disorders, vol. 22, no. 7, pp. 924-931, 2007.
4. Jones AJ, Kuijer RG, Livingston L, et al. Caregiver burden is increased in Parkinson’s disease with mild cognitive impairment (PD-MCI). Transl Neurodegener. 2017;6(1):17. doi:10.1186/ s40035-017-0085-5
5. Carod-Artal F.J., Mesquita H.M., Ziomkowski S. và cộng sự, “Burden and health-related quality of life among caregivers of Brazilian Parkinson’s disease patients,” Parkinsonism and Related Disorder, vol. 19, pp. 943-948, 2013.
6. Tessitore A, Marano P, Modugno N, et al. Caregiver burden and its related factors in advanced Parkinson’s disease: data from the PREDICT study. J Neurol. 2018;265(5):1124-1137. doi:10.1007/s00415-018-8816-9
7. Mosley P. E., Moodie R., Dissanayaka N, “Caregiver Burden in Parkinson Disease: A Critical Review of Recent Literature,” Journal of Geriatric Psychiatry and Neurology, vol. 30, no. 5, pp. 235-252, 2017.
8. Lee GB, Woo H, Lee SY, Cheon SM, Kim JW. The burden of care and the understanding of disease in Parkinson’s disease. Arias-Carrion O, ed. PLoS ONE. 2019;14(5):e0217581. doi:10. 1371/journal.pone.0217581
9. Tan M., Lim E.C., Nadkami N., “The Characteristics of Patients Associated With High Caregiver Burden in Parkinson’s Disease in Singapore,” Front Neurol, vol. 10:561, 2019.
10. Zhong M, Peppard R, Velakoulis D, Evans AH. The relationship between specific cognitive defects and burden of care in Parkinson’s disease. Int Psychogeriatr. 2016;28(2):275-281. doi:10. 1017/S1041610215001593