ĐẶC ĐIỂM X-QUANG VÀ MỐI LIÊN QUAN TỚI MỘT SỐ YẾU TỐ LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI MỌC LỆCH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm X-quang và mối liên quan tới một số yếu tố lâm sàng ở bệnh nhân răng khôn hàm dưới mọc lệch đến khám và điều trị tại bệnh viện Quân y 103. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu, theo dõi dọc có phân tích trên 138 bệnh nhân được phẫu thuật lấy răng khôn hàm dưới (RKHD) mọc lệch ngầm theo phân loại phẫu thuật Parant II, III tại Khoa Răng miệng - Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 09/2019 đến tháng 05/2020. Tiến hành mô tả các đặc điểm về hình dáng, số lượng chân răng, tư thế răng khôn, đánh giá mối liên quan giữa tư thế răng khôn với biến chứng viêm quanh thân răng và sâu răng khôn. Kết quả: Hình thể chân răng chủ yếu là hình cong (57,1%). Tỷ lệ các răng có 1 chân là 60,1%. Ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu số lượng răng lệch gần góc chiếm tỉ lệ cao nhất với tỉ lệ 58,0%. Có mối liên quan giữa tư thế răng khôn với các biến chứng viêm quanh thân răng và sâu răng khôn (p<0,05). Kết luận: Răng khôn hàm dưới mọc lệch thường có từ 1-2 chân răng, hình cong, lệch gần góc chiếm tỉ lệ lớn. Có mối liên quan giữa tư thế răng khôn với các biến chứng viêm quanh thân răng khôn và sâu răng khôn
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Răng khôn hàm dưới, X-quang, biến chứng do răng khôn mọc lệch.
Tài liệu tham khảo
2. Shital Patel, Saloni Mansuri, Faizan Shaikh, et al. (2017), "Impacted mandibular third molars: a retrospective study of 1198 cases to assess indications for surgical removal, and correlation with age, sex and type of impaction—a single institutional experience", Journal of maxillofacial and oral surgery, 16(1), tr. 79-84.
3. Đinh Thị Thanh Thủy (2018), "Tình trạng răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm ở các dạng hÌnh thái mặt theo chiều trước sau", Y Học TP. Hồ Chí Minh, 2(22), tr. 55-61.
4. Lê Duy Quang (2015), "Hiệu quả giảm đau của Paracetamol + Codeine và Meloxicam trên bệnh nhân 18 - 25 tuổi sau phẫu thuật nhổ răng 8 hàm dưới theo ParanT II", Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ y khoa, Đại học Y Hà Nội.
5. Lê Ngọc Thanh (2005), "Nhận xét đặc điểm lâm sàng, XQuang và đánh giá kết quả pẫu thuật răng khôn hàm dưới mọc lệch, mọc ngầm", Luận văn thạc sĩ, Đại học Y Hà Nội.
6. Vũ Đức Nguyện (2010), "Nhận xét đặc điểm lâm sàng, XQuang và kết quả phẫu thuật răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm khó dưới gây mê nội khí quản", Luận văn chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội.
7. Lê Bá Anh Đức (2014), "Đánh giá hiệu quả của ghép huyết tương giàu yếu tố tăng trưởng sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới khó", Luận văn Bác sĩ Nội trú, Đại học Y Hà Nội.