KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ ACID URIC HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI

Văn Tuấn Nguyễn 1,
1 Đại học Y khoa Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát nồng độ acid uric (AU)  huyết thanh, tỷ lệ tăng AU huyết thanh và các yếu tố liên quan đến tăng AU huyết thanh ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối điều trị bảo tồn và chạy thận nhân tạo chu kỳ. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 60 bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối (ESRD) điều trị bảo tồn và 60 bệnh nhân ESRD chạy thận nhân tạo chu kỳ để khảo sát nồng độ AU huyết thanh. Kết quả: Nồng độ AU huyết thanh nhóm bảo tồn là 490,0 ± 131,6µmol/L, nhóm chạy thận nhân tạo chu kỳ là 500,28 ± 95,48 µmol/L (sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tỷ lệ bệnh nhân ESRD có tăng AU huyết thanh là 85,0%, trong đó nhóm điều trị bảo tồn là 83,3% và ở nhóm chạy thận nhân tạo chu kỳ là 86,7% (sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05). Nồng độ AU huyết thanh tăng dần theo nhóm tuổi và nam giới cao hơn nữ giới trong nhóm bệnh nhân bệnh thận mạn điều trị bảo tồn (p < 0,05). Có mối tương quan thuận mức độ vừa giữa nồng độ AU huyết thanh với chỉ số huyết áp tối đa (r = 0,423; p < 0,01) và huyết áp trung bình (r = 0,321; p <0,01). Không nhận thấy mối tương quan giữa nồng độ AU huyết thanh với chỉ số BMI và thời gian lọc máu. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy nồng độ AU huyết thanh tăng cao ở nhóm bệnh nhân ESRD và có mối tương quan thuận giữa nồng độ AU huyết thanh với chỉ số huyết áp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Đạt Anh, Nguyễn Thị Thu Hương (2013). “Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng”. Nhà xuất bản Y học.
2. Corry DB, Eslami P, Yamamoto K, Nyby MD, Makino H, Tuck ML (2008). “Uric acid stimulates vascular smooth muscle cell proliferation and oxidative stress via the vascular renin-angiotensin system”. J Hypertens. 2008 Feb;26(2):269–75.
3. Doualla M, Halle MP, Moutchia J, Tegang S, Ashuntantang G (2018). “Determinants of hyperuricemia in non-dialysed chronic kidney disease patients in three hospitals in Cameroon”. BMC Nephrol. 2018;19(1):1–9.
4. Kang D-H, Chen W (2021). “Uric acid and chronic kidney disease: new understanding of an old problem”. Semin Nephrol. 2011 Sep;31 (5): 447–52.
5. Kim K, Go S, Son HE, Ryu JY, Lee H, Heo NJ, et al (2020). “Association between Serum Uric Acid Level and ESRD or Death in a Korean Population”. J Korean Med Sci. 2020 Jul; 35(28):e254.
6. Levin A, Stevens PE (2014). “Summary of KDIGO 2012 CKD Guideline: Behind the scenes, need for guidance, and a framework for moving forward”. Kidney Int [Internet]. 2014;85(1):49–61.
7. Murea M, Tucker BM (2019). “The physiology of uric acid and the impact of end-stage kidney disease and dialysis”. Semin Dial. 2019 Jan;32(1):47–57.
8. Miyaoka T, Mochizuki T, Takei T, Tsuchiya K, Nitta K (2014). “Serum uric acid levels and long-term outcomes in chronic kidney disease”. Heart Vessels. 2014 Jul;29(4):504–12.
9. Zawada AM, Carrero JJ, Wolf M, Feuersenger A, Stuard S, Gauly A, et al (2020). “Serum Uric Acid and Mortality Risk Among”. Kidney Int Reports [Internet]. 2020;5(8):1196–206.