BIẾN CHỨNG SAU MỔ CẮT GAN ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TẾ BÀO GAN ĐƯỢC NÚT ĐỘNG MẠCH GAN TRƯỚC MỔ

Nguyễn Hoàng1,, Trịnh Hồng Sơn2
1 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tỷ lệ biến chứng sau mổ cắt gan do ung thư tế bào gan được nút mạch trước mổ tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 46 bệnh nhân (BN) ung thư tế bào gan được phẫu thuật cắt gan có nút động mạch gan trước mổ. Kết quả và bàn luận: Tuổi trung bình 48,8±13 tuổi. Tỉ lệ Nam/Nữ là 4,1/1. Tỷ lệ BN có viêm gan B có 41 BN chiếm 89,1%, viêm gan C có 2 BN chiếm 4,3%.  Phần lớn BN phát hiện khối u gan mà không có triệu chứng. Tỷ lệ AFP tăng có 28 BN chiếm 60,9%. Trong tổng số 46 BN có 25 BN (54,3%) được nút động mạch gan (ĐMG) 1 lần và có 21 BN (45,7%) được nút ĐMG trên 1 lần. Phần lớn BN được mổ cắt gan lớn 28 BN (60,9%), tỷ lệ hoại tử u dưới 100% có 36 Bn (78,3%). Tỷ lệ biến chứng trong nghiên cứu của chúng tôi có 5 BN chiếm 10,9%, trong đó chủ yếu biến chứng là tràn dịch màng phổi có 4 BN (8,7%), 2 BN suy gan sau mổ (4,3%) và 1 trường hợp có suy thận cấp sau mổ (2,2%). Kết luận: Phẫu thuật cắt gan sau nút ĐMG có tỷ lệ biến chứng thấp, các biến chứng chủ yếu là các biến chứng nhẹ, đồng thời  nút ĐMG trước mổ làm tăng tỷ lệ BN được phẫu thuật, giúp cải thiện thời gian sống thêm sau mổ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cha CH, Saif MW, Yamane BH, Weber SM. Hepatocellular carcinoma: current management. Curr Probl Surg. 2010 Jan;47(1):10–67.
2. Cherqui D, Belghiti J. [Hepatic surgery. What progress? What future?]. Gastroenterol Clin Biol. 2009;33(8–9):896–902.
3. Nishikawa H, Arimoto A, Wakasa T, Kita R, Kimura T, Osaki Y. Effect of transcatheter arterial chemoembolization prior to surgical resection for hepatocellular carcinoma. Int J Oncol. 2013 Jan;42(1):151–60.
4. Kang JY, Choi MS, Kim SJ, Kil JS, Lee JH, Koh KC, et al. Long-term outcome of preoperative transarterial chemoembolization and hepatic resection in patients with hepatocellular carcinoma. Korean J Hepatol. 2010 Dec;16(4): 383–8.
5. Johnson PJ. The role of serum alpha-fetoprotein estimation in the diagnosis and management of hepatocellular carcinoma. Clin Liver Dis. 2001 Feb;5(1):145–59.
6. Lee KT, Lu YW, Wang SN, Chen HY, Chuang SC, Chang WT, et al. The effect of preoperative transarterial chemoembolization of resectable hepatocellular carcinoma on clinical and economic outcomes. J Surg Oncol. 2009 May 1;99(6):343–50.
7. Virani S, Michaelson JS, Hutter MM, Lancaster RT, Warshaw AL, Henderson WG, et al. Morbidity and mortality after liver resection: results of the patient safety in surgery study. J Am Coll Surg. 2007 Jun;204(6):1284–92.
8. Foster JH, Berman MM. Solid liver tumors. Major Probl Clin Surg. 1977;22:1–342.
9. Mullen JT, Ribero D, Reddy SK, Donadon M, Zorzi D, Gautam S, et al. Hepatic insufficiency and mortality in 1,059 noncirrhotic patients undergoing major hepatectomy. J Am Coll Surg. 2007 May;204(5):854–62; discussion 862-864.
10. Zhou Y, Zhang X, Wu L, Ye F, Su X, Shi L, et al. Meta-analysis: preoperative transcatheter arterial chemoembolization does not improve prognosis of patients with resectable hepatocellular carcinoma. BMC Gastroenterol. 2013 Mar 19;13:51.