CHẤT LƯỢNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE Ở TRẺ MẮC BASEDOW SỬ DỤNG THANG ĐO PedsQLTM 4.0

Thị Huyền Vũ 1,, Phú Đạt Nguyễn 1, Minh Hùng Nguyễn 2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Nội tiết Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá chất lượng sống (CLS) liên quan đến sức khỏe ở trẻ mắc Basedow. Đối tượng: 80 trẻ mắc Basedow từ 8 đến 18 tuổi đã được chẩn đoán, điều trị và theo dõi điều trị tại bệnh viện Nội tiết Trung ương từ tháng 7/2020 đến tháng 6/2021, được đánh giá CLS liên quan đến sức khỏe bằng thang đo PedsQLTM 4.0. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả. Kết quả: Điểm CLS liên quan đến sức khỏe do trẻ mắc Basedow (8-18 tuổi) tự báo cáo trong các lĩnh vực thể chất, cảm xúc, quan hệ xã hội, học tập và CLS tổng quát lần lượt là: 80,16 ± 11,61; 68,63 ± 10,99; 83,94 ± 7,06; 73,50 ± 9,12; 77,02 ± 8,44. Điểm CLS do bố/mẹ trẻ mắc Basedow báo cáo tương ứng lần lượt là: 79,65 ± 7,80; 71,75 ± 10,47; 83,44 ± 6,68; 75,19 ± 6,29; 77,79 ± 5,94. Điểm CLS do trẻ Basedow báo cáo thấp nhất ở lĩnh vực cảm xúc. Có sự khác biệt về điểm CLS giữa trẻ và bố/mẹ trẻ báo cáo ở lĩnh vực cảm xúc và học tập, tuy nhiên chưa có sự khác biệt giữa điểm CLS tổng quát do trẻ báo cáo và bố/mẹ trẻ báo cáo. Có sự suy giảm về CLS do trẻ Basedow báo cáo ở nhóm tuổi 13-18 tuổi so với nhóm tuổi 8-12 tuổi ở phần lớn các lĩnh vực. Điểm CLS do trẻ mắc Basedow báo cáo ở cả hai nhóm tuổi thấp hơn đáng kể so với điểm CLS do trẻ khỏe mạnh cùng độ tuổi báo cáo, đặc biệt ở lĩnh vực thể chất, cảm xúc, học tập và CLS tổng quát. Kết luận: Chất lượng sống liên quan đến sức khỏe ở trẻ mắc Basedow bị suy giảm so với trẻ khỏe mạnh cùng độ tuổi ở hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực thể chất, cảm xúc và học tập.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Thanh Mai, Trần Thị Nết, Vũ Thương Huyền (2017). Khảo sát chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe ở trẻ em khỏe mạnh bằng thang PedsQLTM4.0 generic core scale, phiên bản Việt Nam. Tạp chí Y học Thực hành: 1045(6), 181–183.
2. Minamitani K, Sato H, Ohye H, et al (2017). Guidelines for the treatment of childhood-onset Graves’ disease in Japan. Clinical Pediatric Endocrinology, 26(2): 29–62.
3. Varni J.W, Seid M, Kurtin P.S (2001). PedsQLTM 4.0: reliability and validity of the Pediatric Quality of Life InventoryTM version 4.0 generic core scales in healthy and patient populations. Medical Care, 39(8): 800–812.
4. Lane L.C, Rankin J., Cheetham T. (2021). A survey of the young person’s experience of Graves’ disease and its management. Clinical Endocrinology, 94(2): 330–340.
5. Riguetto C.M, Neto A.M, Tambascia M.A et al (2018). The relationship between quality of life, cognition, and thyroid status in Graves’ disease. Endocrine, 63(1): 87–93.