ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ CAO TUỔI BẰNG CÔNG CỤ STOPP TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH

Văn Tuấn Nguyễn 1,, Thị Anh Thơ Trần 1
1 Đại học Y khoa Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá thực trạng đơn thuốc ngoại trú trên bệnh nhân cao tuổi bằng công cụ STOPP và khảo sát một số yếu tố liên quan đến chỉ số PIM tại Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Vinh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang, tài liệu nghiên cứu là đơn thuốc, bệnh án ngoại trú của bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên tại khoa khám Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Vinh. Kết quả: Tỷ lệ gặp thuốc có khả năng không thích hợp theo STOPP 2014 trên đơn thuốc ngoại trú trong nghiên cứu là 18,35%, trong đó ghi nhận được 21 loại PIM, hay gặp nhất là Aspirin ở bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày tá tràng không dùng kèm PPI (20,34%), các sulphonylurea có thời gian tác dụng dài như glibenclamid, glimepirid (13,65%), PPI điều trị viêm loét dạ dày tá tràng không biến chứng hoặc viêm trợt thực quản khi dùng liều đầy đủ > 8 tuần (11,86%). Các yếu tố làm tăng khả năng gặp PIM theo STOPP 2014 gồm đa dược học OR=2,308 (CI95%=1,130-4,711, p=0,022), bệnh hệ tiêu hóa OR=2,694 (CI95%=1,353-5,364, p=0,005) và bệnh hệ tuần hoàn OR=2,828 (CI95%=1,287-6,215, p=0,010). Trong đó bệnh tim mạch là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến khả năng gặp PIM theo STOPP 2014,  nhóm bệnh nhân có bệnh tim mạch có nguy cơ gặp PIM cao gấp 2,8 lần so với nhóm không có bệnh tim mạch. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ kê đơn thuốc có khả năng không thích hợp (PIM) là 18,35%. Hạn chế kê nhiều thuốc trên bệnh nhân cao tuổi, đặc biệt từ 5 thuốc trở lên do tăng khả năng gặp PIM. Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch hoặc hệ tiêu hóa tăng khả năng gặp PIM.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. David A. Peura, MD1 C. Mel Wilcox, MD2, Aspirin and Proton Pump Inhibitor Combination Therapy for Prevention of Cardiovascular Disease and Barrett's Esophagus, Postgraduate Medicine Volume 126, 2014 - Issue 1
2. Encarnación Blanco-Reina (2016), Assessing Potentially Inappropriate Prescribing in Community- Dwelling Older Patients Using the Updated Version of STOPP-START Criteria: A Comparison of Profiles and Prevalences with Respect to the Original Version, PLOS ONE | December 1, 2016, DOI:10.1371/ journal. pone. 0167586
3. Gallagher P, O’Mahony D. (2008), “STOPP (Screening tool of older persons’ potentially inappropriate prescriptions): application to acutely ill elderly patients and comparison with Beers’ criteria”, Age Ageing, 37, 673–679
4. Gallagher P, Lang P, Cherubini A et al. (2011), “Prevalence of potentially inappropriate prescribing in an acutely ill population of older patients admitted to six European hospitals”, Eur. J. Clin. Pharmacol., 67, 1175– 1188.
5. Gallagher P, Lang P, Cherubini A et al. (2011), “Prevalence of potentially inappropriate prescribing in an acutely ill population of older patients admitted to six European hospitals”, Eur. J. Clin. Pharmacol., 67, 1175– 1188.
6. Hartholt KA, van Beeck EF, Polinder S, van der Velde N, van Lieshout EM, Panneman MJ, van der Cammen TJ, Patka P, Societal consequences of falls in the older population: injuries, healthcare costs, and long-term reduced quality of life. J Trauma. 2011 Sep; 71(3):748-53.)
7. Janice B. Schwartz, M.D., FACC, MAGS, FAHA (2015), Primary Prevention: Do the very elderly require a different approach?, Trends Cardiovasc Med. 2015 Apr; 25(3): 228–239.
8. O'Mahony D, O'Sullivan D, Byrne S, O'Connor MN, Ryan C, Gallagher P. (2015), “STOPP/START criteria for potentially inappropriate prescribing in older people: version 2”, Age Ageing. 44(2), 213-218.