KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA THAI PHỤ TIỀN SẢN GIẬT CÓ DẤU HIỆU NẶNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

Nguyễn Thị Thu Hà1,2,, Đỗ Tuấn Đạt1,3, Phan Thị Huyền Thương1,2
1 Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
2 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
3 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét kết quả điều trị ở thai phụ được chẩn đoán tiền sản giật có dấu hiệu nặng tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang trên 125 thai phụ được được chẩn đoán tiền sản giật, trong đó có 96 thai phụ được chẩn đoán TSG có dấu hiệu nặng tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2022. Kết quả: Tỷ lệ thai phụ tiền sản giật (TSG) có dấu hiệu nặng là 76,8%. Phần lớn thai phụ trong nhóm nghiên cứu được điều trị với 2 loại thuốc hạ áp trở lên (91,7%). 76,7% thai phụ có tuổi thai <34 tuần được điều trị corticoid trước sinh và 59,5% thai phụ có tuổi thai <32 tuần được điều trị Magie sulfat bảo vệ não cho thai. Có 5,2% thai phụ được gây chuyển dạ, 8,3% chuyển dạ tự nhiên, 86,5% mổ lấy thai chủ động, chủ yếu do biến chứng của tiền sản giật. Biến chứng thường gặp nhất cho con là đẻ non (65,6%) và sơ sinh nhẹ cân (69,8%). Kết luận: Tuổi thai tại thời điểm chấm dứt thai kỳ cao hơn so với thời điểm chẩn đoán. Quản lý trước sinh và điều trị nội khoa cải thiện đáng kể kết quả sản khoa. Đẻ non, thai chậm phát triển và sơ sinh nhẹ cân là những biến chứng nặng cho con và cần được theo dõi, quản lý phù hợp ở những thai kỳ nguy cơ cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hypertension in Pregnancy (2013). Report of the ACOG Task Force on Hypertension in Pregnancy. Obstetrics & Gynecology, 2013; 122, 1122-1131.,
2. L. Duley (1992). Maternal mortality associated with hypertensive disorders of pregnancy in Africa, Asia, Latin America and the Caribbean. Br J Obstet Gynaecol, 99 (7), 547-553.
3. T. L. G. Trương (2022). nghiên cứu giá trị của siêu âm doppler trong tiên lượng tình trạng sức khỏe của thai ở thai phụ tiền sản giật. Tạp chí Điện quang & Y học hạt nhân Việt Nam, (29), 48-48.
4. B. M. Sibai (2005). Diagnosis, prevention, and management of eclampsia. Obstet Gynecol, 105 (2), 402-410.
5. N. T. Vinh (2018). Nhận xét về tình hình điều trị tiền sản giật thai nghén từ 28-3 tuần tại Bệnh viện phụ sản trung ương, Luận văn bác sỹ chuyên khoa II, Trường Đại học y Hà Nội.
6. M. D. Simona Constantinescu, Andrei Chilianu, Radu Vladareanu. (2013). Magnesium Sulfate: Fetal Neuroprotective Role in Reducing the Risk of Cerebral Palsy. Donald School J Ultrasound Obstet Gynecol 2013;7(1):98-104.
7. V. T. Nguyễn and T. H. Nguyễn (2017). Kết quả xử trí tiền sản giật tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương trong năm 2015. Tạp chí Phụ sản, 15 (2), 24 - 29.
8. S. Abdel-Hady el, M. Fawzy, M. El-Negeri et al (2010). Is expectant management of early-onset severe preeclampsia worthwhile in low-resource settings? Arch Gynecol Obstet, 282 (1), 23-27.