ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN CHÓNG MẶT NGOẠI BIÊN BẰNG NGHIỆM PHÁP EPLEY TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP – BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân chóng mặt ngoại biên bằng nghiệm pháp Epley tại Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện. Kết quả: Chóng mặt ngoại biên ghi nhận ở nữ giới (80,8 %)mắc nhiều hơn nam giới (19,2%), tỉ lệ nữ : nam = 4 : 1. Trong tổng số 49 bệnh nhân bị chóng mặt tư thế kịch phát lành tính, có 42 trường hợp dương tính với nghiệm pháp Dix Hallpike, 31 bệnh nhân trong đó đồng ý điều trị bằng nghiệm pháp Epley chiếm tỉ lệ 59,6%. Tỉ lệ thành công là 100%, trong đó có 3 trường hợp có cảm giác buồn nôn hơn sau làm nghiệm pháp, 1 trường hợp nôn và 1 trường hợp chóng mặt nhiều hơn. Kết luận: Điều trị chóng mặt ngoại biên bằng cách dùng thuốc kết hợp nghiệm pháp Epley đạt hiệu quả cao, tuy nhiên vẫn cần đề phòng biến chứng xảy ra (buồn nôn, nôn, chóng mặt tăng).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
chóng mặt ngoại biên, nghiệm pháp Epley.
Tài liệu tham khảo
2. Bronstein A.M, Golding J.F, Gresty M.A, et al (2010). “The social impact of dizziness in London and Siena”. J Neurol, 257(2),183–190
3. Agrawal Y., Pineault K.G, Semenov Y.R, (2018). “Health-related quality of life and economic burden of vestibular loss in older adults”. Laryngoscope Investig Otolaryngol, 3(1), 8–15
4. Ogita H., Taura A., Funabiki K. et al (2010). “Clinical and epidemiological study on inpatients with vertigo at the ENT Department of Kyoto university Hospital”. Acta Otolaryngol Suppl, (563),34-38
5. Lai Y.T, Wang T.C, Chuang L.J et al (2011). “Epidemiology of vertigo: a National Survey”. Otolaryngol Head Neck Surg, (145), pp. 110-116
6. Bunasuwan P., Bunbanjerdsuk S., Nilsuwan A., (2011). “Etiology of vertigo in Thai patient at Thammasat Hosspital”. J.Med Assoc Thai, Vol 94 (7), 102-108.
7. Phan Kim Ngân (2015). Đánh giá tình trạng chóng mặt ngoại biên hiện nay tại khoa nội thần kinh tổng quát Bệnh viện Nhân Dân 115, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
8. McClure J.A, Willett J.M, (1980).”Lorazepam and diazepam in the treatment of Benign paroxysmal positional vertigo”. J Otolaryngol, Vol 9(6), 472-477
9. Epley J (1992). “The canalith repositioning procedure: for treatment of benign paroxysmal positional vertigo”. Otolaryngol Head Neck Surg, Vol 107 (3), 339-404
10. Fung K., Hall S.F, (1996). “Particle repositioning maneuver: effective treatment for benign paroxysmal positional vertigo”. J Otolaryngol, Vol 25 (4), 243-248.