ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VÀ TÌM HIỂU MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÌNH DỤC CỦA ĐIỀU DƯỠNG BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Chu Thị Chi1,, Nguyễn Hoài Bắc1,2
1 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Sức khỏe tình dục (SKTD) là một phần thiết yếu của sự phát triển con người và quyền cá nhân, là nền tảng cho sức khỏe thể chất và tinh thần cũng như các mối quan hệ giữa các cá nhân. Hiểu biết về SKTD ở đối tượng điều dưỡng có vai trò quan trọng trong thực hành lâm sàng chăm sóc người bệnh. Nghiên cứu của chúng tôi về kiến thức sức khỏe tình dục và các yếu tố liên quan được tiến hành trên 366 điều dưỡng đang công tác tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, trong đó nữ giới chiếm 72,4%, tuổi trung bình là 31,3±5,7, trình độ học vấn chủ yếu là đại học chiếm 65,3%. Nhóm điều dưỡng chăm sóc trực tiếp người bệnh chiếm tỷ lệ cao với 66,1%, năm kinh nghiệm làm việc trung bình là 7,6±5,1 năm; 74,9% điều dưỡng được hỏi trả lời là chưa từng tham gia khóa đào tạo về SKTD, có 25,7 % điều dưỡng trả lời có gặp trở ngại khi chăm sóc bệnh nhân có vấn đề về SKTD, 12,5% điều dưỡng trả lời đã từng bị quấy rối tình dục. Với điều dưỡng có kinh nghiệm làm việc trên 5 năm cho thấy yếu tố tuổi, vị trí làm việc, loại hình gia đình có mối liên quan với kiến thức về chăm sóc sức khỏe của điều dưỡng, mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Với điều dưỡng có kinh nghiệm làm việc từ 5 năm trở xuống cho thấy yếu tố loại hình gia đình đang sống có mối liên quan với kiến thức về chăm sóc sức khỏe của điều dưỡng, mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. S. Gruskin, V. Yadav, A. Castellanos-Usigli, G. Khizanishvili, and E. Kismödi, “Sexual health, sexual rights and sexual pleasure: meaningfully engaging the perfect triangle,” Sex Reprod Health Matters, vol. 27, no. 1, p. 1593787, Dec. 2019, doi: 10.1080/26410397.2019.1593787.
2. “Sexual health.” Accessed: Jan. 07, 2024. [Online]. Available: https://www.who.int/health-topics/sexual-health
3. M. Åling, A. Lindgren, H. Löfall, and L. Okenwa-Emegwa, “A Scoping Review to Identify Barriers and Enabling Factors for Nurse-Patient Discussions on Sexuality and Sexual Health,” Nurs Rep, vol. 11, no. 2, pp. 253–266, Apr. 2021, doi: 10.3390/nursrep11020025.
4. R. A. Pitts and R. E. Greene, “Promoting Positive Sexual Health,” Am J Public Health, vol. 110, no. 2, pp. 149–150, Feb. 2020, doi: 10.2105/AJPH.2019.305336.
5. S.-C. Sung and Y.-C. Lin, “Effectiveness of the sexual healthcare education in nursing students’ knowledge, attitude, and self-efficacy on sexual healthcare,” Nurse Educ Today, vol. 33, no. 5, pp. 498–503, May 2013, doi: 10.1016/ j.nedt. 2012.06.019.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, “Thông tư Ban hành quy chế đào tạo trình độ Đại học số: 08/2021/TT-BGDĐT.” 2021.
7. C.-Y. Huang, C.-F. Liou, S.-H. Lee, and L.-Y. Tsai, “The Relationship Between Gender Role Orientation and Sexual Health Care in Taiwanese Nurses: A Structural Equation Model,” Sex Med, vol. 8, no. 3, pp. 565–573, Sep. 2020, doi: 10.1016/j.esxm.2020.03.006.
8. S.-C. Sung and Y.-C. Lin, “Effectiveness of the sexual healthcare education in nursing students’ knowledge, attitude, and self-efficacy on sexual healthcare,” Nurse Educ Today, vol. 33, no. 5, pp. 498–503, May 2013, doi: 10.1016/j.nedt. 2012.06.019.
9. S. B. Jadoon, S. Nasir, G. Victor, and A. J. Pienaar, “Knowledge attitudes and readiness of nursing students in assessing peoples’ sexual health problems,” Nurse Educ Today, vol. 113, p. 105371, Jun. 2022, doi: 10.1016 /j.nedt. 2022.105371.