ĐÁNH GIÁ CĂNG THẲNG LIÊN QUAN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 CAO TUỔI

Võ Lê Quỳnh Như1, Nguyễn Thanh Huân1,
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đánh giá tỉ lệ căng thẳng mức độ trung bình - nặng và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 cao tuổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 161 bệnh nhân ≥60 tuổi mắc đái tháo đường típ 2 từ 3 tháng trở lên điều trị ngoại trú tại Phòng khám Nội tiết Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 10 năm 2023 đến cuối tháng 11 năm 2023. Đối tượng nghiên cứu được ghi nhận kết quả từ việc phỏng vấn bằng bộ câu hỏi đánh giá mức độ căng thẳng liên quan đái tháo đường Diabetes Distress Scale (DDS-17) cùng các yếu tố liên quan. Kết quả: Người cao tuổi mắc căng thẳng đái tháo đường mức độ trung bình - nặng thường có trình độ học vấn thấp dưới trung học phổ thông (35% so với 5%, p <0,001), thời gian bệnh dưới 5 năm năm thường mắc căng thẳng mức độ nặng hơn (31,8% so với 13,8%, p<0,001) và >10 năm sẽ có nguy cơ mắc căng thẳng mức độ trung bình (73,2% so với 45,5%, p<0,001). Ngoài ra, bệnh nhân dùng thuốc uống và tuân thủ dùng thuốc kém và khả năng kiểm soát đường huyết không tốt làm tăng khả năng bị căng thẳng (p<0,05). Về phương diện lão khoa, căng thẳng ít gặp ở nhóm bệnh nhân không suy yếu (79% so với 17%, p<0,001), không uống quá 5 loại thuốc mỗi ngày và không có hoặc ít bị trầm cảm lão khoa (p<0,05). Khi thực hiện hồi quy logistic đa biến, các yếu tố liên quan đến căng thẳng trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 cao tuổi là tăng huyết áp (OR 0,16; KTC 95% 0,03 – 0,99; p <0,05), bệnh võng mạc đái tháo đường (OR 269,74; KTC 95% 7,71 – 9431, 64; p <0,05), phương thức điều trị (OR 4,60; KTC 95% 1,46 – 14,89; p <0,05), việc tuân thủ dùng thuốc (OR 3,63; KTC 95% 1,30 – 10,16; p <0,05), mức độ kiểm soát đường huyết (OR 1,28; KTC 95% 0,34 – 4,79; p <0,05) và trầm cảm lão khoa (OR 16,76; KTC 95% 0,00 – 1544,85; p <0,05). Kết luận: Thời gian mắc bệnh, phương pháp điều trị, bệnh đồng mắc liên quan đái tháo đường, sự tuân thủ dùng thuốc và khả năng kiểm soát đường huyết, đa bệnh đa thuốc và trầm cảm lão khoa là những yếu tố làm tăng nguy cơ căng thẳng ở người cao tuổi. Căng thẳng đái tháo đường là một vấn đề cần được tầm soát đánh giá trong chăm sóc sức khoẻ của người cao tuổi và là mục tiêu chiến lược trong bảo vệ sức khoẻ tinh thần theo khuyến cáo của ADA 20241.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

ElSayed NA, Aleppo G, Bannuru RR, et al. Older Adults: Standards of Care in Diabetes—2024. Diabetes Care. 2024;47 (Supplement_1): S244-S257. doi:10.2337/dc24-S013
2. Young-Hyman D, de Groot M, Hill-Briggs F, Gonzalez JS, Hood K, Peyrot M. Psychosocial Care for People With Diabetes: A Position Statement of the American Diabetes Association. Diabetes Care. 2016;39(12):2126-2140. doi:10.2337/dc16-2053
3. Jia Yii L, Vanoh D. Predictors Affecting Diabetes Related Distress among Diabetes Patients. Malaysian Journal of Medical Sciences. 2022; 29(2): 94-101. doi:10.21315/ mjms2022.29.2.9
4. Pandit AU, Bailey SC, Curtis LM, et al. Disease-related distress, self-care and clinical outcomes among low-income patients with diabetes. J Epidemiol Community Health (1978). 2014; 68(6): 557-564. doi:10.1136/jech-2013-203063
5. Safieddine B, Sperlich S, Epping J, Lange K, Geyer S. Development of comorbidities in type 2 diabetes between 2005 and 2017 using German claims data. Sci Rep. 2021;11(1):11149. doi: 10.1038/s41598-021-90611-x
6. Huynh G, Tran TT, Do THT, et al. Diabetes-Related Distress Among People with Type 2 Diabetes in Ho Chi Minh City, Vietnam: Prevalence and Associated Factors. Diabetes Metab Syndr Obes. 2021; Volume 14:683-690. doi:10.2147/ DMSO.S297315
7. Đề C, Tế Y, Cộng C, et al. Stress và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Gò Vấp Thành phố Hồ Chí MinhS. City Journal of Medicine *. 2021;25(2):22-28.
8. Lê TH, Ngô Thị P, Phạm TH. Khảo sát tỷ lệ lo âu và một số yếu tố liên quan ở người bệnh đái tháo đường typ 2 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. VietNam Military Medical Unisversity. 2023; 48(7):24-32. doi:10.56535/jmpm.v48i7.387