HIỆU QUẢ KÍCH THÍCH TỪ TRƯỜNG XUYÊN SỌ LẶP LẠI Ở VỎ NÃO TRƯỚC TRÁN LƯNG BÊN SO VỚI VỎ NÃO VẬN ĐỘNG CHÍNH TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU THẦN KINH SAU TỔN THƯƠNG TỦY SỐNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị đau thần kinh (Neuropathic pain - NPP) sau tổn thương tủy sống (Spinal cord injury - SCI) bằng kích thích từ xuyên sọ lặp lại (rTMS) ở vỏ não trước trán lưng bên (DLPFC) so với vỏ não vận động chính (M1). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 22 người bệnh chẩn đoán NPP sau SCI, được điều trị rTMS theo phân nhóm ngẫu nhiên theo tại vị trí DLPFC hoặc M1 bên trái (115% MT, tần số 20 Hz, tổng 2000 xung trong 40 chu kỳ với thời lượng mỗi chu kỳ là 2,5 giây). Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu 52.1 ± 7.0 tuổi; tỉ số nam: nữ xấp xỉ 1.4:1. Về mức độ giảm đau:s VAS giảm còn 4.2±0.3 tại thời điểm 2 tuần và 3.5±0.6 tại 4 tuần điều trị đối với nhóm DLPFC. rTMS vùng M1 cũng có điểm VAS 4.3±0.5 lúc 2 tuần và 3.4±0.5 lúc 4 tuần điều trị. Theo dõi sau kết thúc điều trị 4 tuần, VAS lần lượt là 3.8±0.3 và 3.6±0.4 trong 2 nhóm DLPFC và M1 (p>0.05). Về tình trạng giấc ngủ sau 2 tuần, Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI) được cải thiện ở mức 4.1±2.2 và 4.3±1.7 lần lượt trong 2 nhóm trên và tiếp tục giảm lần lượt là 3.3±1.8 và 3.8±3.1 tại thời điểm 4 tuần điều trị. Sau khi ngưng kích thích rTMS 4 tuần, các chỉ số này vẫn còn được tiếp tục duy trì trong 2 nhóm. Vấn đề lo âu sau SCI, Hamilton Anxiety Rating Scale (HAM-A) trước điều trị lần lượt là 13.2±4.8 và 12.5±3.1 trong 2 nhóm DLPFC và vùng M1. Sau 2 tuần điều trị, điểm số này còn 10.2±2.5 và 10.0±2.1 mỗi nhóm. Tuy nhiên tại thời điểm 4 tuần điều trị, ở nhóm điều trị bằng rTMS vùng DLPFC điểm HAM-A giảm còn 6.3±1.8 và khác biệt có ý nghĩa so với nhóm điều trị ở vùng M1 (8.7±1.3). Khác biệt này vẫn còn được duy trì sau 4 tuần kết thúc điều trị (p=0.022). Kết luận: rTMS được kích thích ở vùng DLPFC hay M1 có thể được sử dụng cho mục đích cải thiện triệu chứng NPP sau SCI. Ngoài tác dụng giảm đau, rTMS còn có thể hiệu quả trong việc cải thiện giấc ngủ và đặc biệt rTMS ở vùng DLPFC có thể có tác dụng vượt trội hơn so với M1 trong việc cải thiện các tình trạng rối loạn cảm xúc sau SCI.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đau thần kinh; Kích thích từ xuyên sọ; Vỏ não trước trán lưng bên; Vỏ não vận động chính.
Tài liệu tham khảo
2. Finnerup NB, Jensen TS. Spinal cord injury pain mechanisms and treatment. Eur J Neurol 2004;11:73–82.
3. Furlan JC, Sakakibara BM, Miller WC, et al. Global incidence and prevalence of traumatic spinal cord injury. Can J Neurol Sci 2013;40:456–64.
4. Hsu JH, Daskalakis ZJ, Blumberger DM. An update on repetitive transcranial magnetic stimulation for the treatment of co-morbid pain and depressive symptoms. Curr Pain Headache Rep 2018;22:51.
5. Jette F, Cote I, Meziane HB, et al. Effect of single-session repetitive transcranial magnetic stimulation applied over the hand versus leg motor area on pain after spinal cord injury. Neurorehabil Neural Repair 2013;27:636–43.
6. Lefaucheur J-P, Aleman A, Baeken C, et al. Evidence-Based guidelines on the therapeutic use of repetitive transcranial magnetic stimulation (rTMS): an update (2014-2018). Clin Neurophysiol 2020;131:474–528.
7. Mann R, Schaefer C, Sadosky A, et al. Burden of spinal cord injury-related neuropathic pain in the United States: retrospective chart review and cross-sectional survey. Spinal Cord 2013;51:564–70.
8. Mehta S, Orenczuk K, McIntyre A, et al. Neuropathic pain post spinal cord injury Part 1: systematic review of physical and behavioral treatment. Top Spinal Cord Inj Rehabil 2013;19:61–77.
9. Nijs J, Meeus M, Versijpt J, et al. Brain-Derived neurotrophic factor as a driving force behind neuroplasticity in neuropathic and central sensitization pain: a new therapeutic target? Expert Opin Ther Targets 2015;19:565–76.