TÌNH TRẠNG STRESS VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN Y LIÊN THÔNG KHOA Y DƯỢC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

Nguyễn Trung Hậu1, Nguyễn Thành Nam2,
1 Đại học Trà Vinh
2 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: mô tả tình trạng stress và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến stress ở sinh viên Y liên thông, khoa Y Dược trường đại học Trà Vinh. Phương pháp: mô tả cắt ngang, thực hiện trên 165 sinh viên Y liên thông, từ tháng 3/2023 đến tháng 9/2023. Kết quả: điểm trung bình chung stress theo thang đo GHQ-12 là 16,59 ± 5,35 điểm, tỷ lệ sinh viên bị stress chiếm 56,97%, trong đó có 13,94% sinh viên bị stress nặng. Tỉ lệ nam/nữ là 1,4/1, tuổi trung bình 29,9 ± 4,1 tuổi. Các yếu tố liên quan đến tình trạng stress cao ở sinh viên bao gồm: Các mối quan hệ gia đình, bạn bè, xã hội: khó khăn trong việc tìm bạn mới, gặp khó khăn trong mối quan hệ bạn bè, người thân, khó khăn tham gia các hoạt động xã hội. Các yếu tố liên quan đến học tập: Tăng áp lực học hành, tranh cãi với thầy cô, khó khăn trong phương pháp học và giảng dạy mới. Các yếu tố thuộc về bản thân: thay đổi thói quen ngủ, thay đổi thói quen ăn uống, khó khăn về tài chính, gặp rắc rối trong phát biểu trước đám đông. Các yếu tố từ môi trường sống và làm việc: thay đổi môi trường sống, vấn đề rắc rối xe cộ, đi lại, môi trường sống lộn xộn, bừa bãi, chật chội, ồn ào. Kết luận: stress là một tình trạng phổ biến trong sinh viên Y liên thông. Do đó, những nỗ lực để nâng cao sức khỏe nói chung và tình trạng stress nói riêng như những hoạt động Đoàn hội, những câu lạc bộ giao lưu giữa các sinh viên, những trung tâm tham vấn về sức khỏe, giáo trình, phương pháp học tập là vô cùng cần thiết.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mahajan, Aarti Sood (2010). "Stress in Medical Education: a global issue or Much Ado About Nothing specific". South-East Asian Journal of Medical Education 4(2), pp.9-13.
2. Lý Văn Xuân, Lê Thị Châu An (2012). "Stress và các yếu tố liên quan ở sinh viên năm thứ nhất của đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh năm 2011". Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 16 (1), tr.109-114.
3. Tô Gia Kiên, Lê Trường Vĩnh Phúc, Huỳnh Ngọc Vân Anh (2019). "Trầm cảm ở sinh viên khoa Y tế Công cộng". Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 23 (2), tr.120-126.
4. Phan Kế Thuận, Nguyễn Thị Xuyên, Nguyễn Văn Tập, Lê Thị Diễm Trinh, Nguyễn Thanh Bình (2020). "Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở sinh viên khoa Y dược trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn-thành phố Hồ Chí Minh năm 2020". Tạp chí Y học Cộng đồng, 58 (5), 192-197.
5. Lê Thu Huyền, Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh (2011). "Tình trạng stress của sinh viên Y tế Công cộng đại học Y Dược thành phố Hồ Chi Minh và các yếu tô liên quan năm 2010". Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 15 (1), tr.87-92.
6. Đoàn Vương Diễm Khánh, Lê Đình Dương, Phạm Tuyên, Trần Bình Thắng, Bùi Thị Phương Anh (2016). "Stress và các yếu liên quan ở sinh viên khoa Y tế Công cộng, trường Đại học Y Dược Huế". Tạp chí Y Dược học - trường Đại học Y Dược Huế, 5 (3), tr.66-72.
7. Nguyễn Thái Quỳnh Chi, Trương Quang Tiến (2014). "Tình trạng stress của cán bộ và giảng viên trường Đại học Y tế Công cộng và một số yếu liên quan". Tạp chí Y tế Công cộng, 9, tr.26-31.