GIÁ TRỊ CỦA CHỌC HÚT KIM NHỎ QUA SIÊU ÂM NỘI SOI TRONG CHẨN ĐOÁN TỔN THƯƠNG TỤY TẠI BỆNH VIỆN K

Nguyễn Trọng Ngà1,, Phạm Duy Dương1, Đỗ Huy Hùng1, Nguyễn Diệu Hương1
1 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm mục đích mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh siêu âm nội soi và đánh giá giá trị của chọc hút kim nhỏ qua siêu âm nội soi trong chẩn đoán tổn thương tuỵ tại bệnh viện K. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu và tiến cứu trên 33 bệnh nhân có tổn thương tụy phát hiện qua siêu âm ổ bụng hoặc chụp cắt lớp vi tính được chọc hút bằng kim nhỏ qua siêu âm nội soi tại bệnh viện K. Kết quả mô bệnh học sau chọc hút sẽ được đối chiếu lại với kết quả sau phẫu thuật từ tháng 11/2021 đến 12/2022. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 58.3(±11.5) năm. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là đau bụng, mệt mỏi, gầy sút cân. Tổn thương nằm ở vùng đầu tuỵ chiếm đa số tỉ lệ 54,5%. Kích thước trung bình tổn thương là: 33±7 mm. 100% các bệnh nhân đều lấy đủ mẫu bệnh phẩm để chẩn đoán mô bệnh học, trong đó có 25 trường hợp có kết quả mô bệnh học sau sinh thiết là ác tính, 8 trường hợp là tổn thương lành tính. Có 01 trường hợp có chảy máu tại tá tràng sau chọc hút, không phát hiện tình trạng viêm tuỵ cấp, nhiễm trùng ổ bụng, chảy máu khối u và cấy ghép u sau chọc hút trong thời gian 3 tháng được theo dõi. Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự đoán âm tính, giá trị dự đoán dương tính, độ chẩn đoán chính xác của phương pháp chọc hút kim nhỏ qua siêu âm nội soi trong chẩn đoán tổn thương tuỵ lần lượt là: 82,7%, 75%, 37,5, 96% và 81,8%. Kết luận: Sinh thiết bằng kim nhỏ qua siêu âm nội soi là kỹ thuật có độ an toàn, chính xác cao, tai biến thấp và tương đối hiệu quả trong việc thu thập mẫu mô bệnh học nhằm mục đích đưa ra chẩn đoán xác định với những tổn thương tụy.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Best LMJ, Rawji V, Pereira SP, Davidson BR, Gurusamy KS. Imaging modalities for characterising focal pancreatic lesions. Cochrane Database of Systematic Reviews. 2017;2017.
2. Vilmann P, Jacobsen GK, Henriksen FW and Hancke S: Endoscopic ultrasonography with guided fine needle aspiration biopsy in pancreatic disease. Gastrointest Endosc. 38:172–173. 1992.
3. Nguyễn Trường Sơn (2017), Nghiên cứu giá trị siêu âm nội soi và chọc hút bằng kim nhỏ trong chẩn đoán ung thư tụy, Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
4. Mohammad Alizadeh AH, Shahrokh S, Hadizadeh M, Padashi M, Zali MR. Diagnostic potency of EUS-guided FNA for the evaluation of pancreatic mass lesions. Endosc Ultrasound. 2016 Jan-Feb;5(1):30-4.
5. Bosetti C, Lucenteforte E, Silverman D.T, et al (2012). Cigarette smoking and pancreatic cancer: an analysis from the International Pancreatic Cancer Case-Control Consortium (Panc4). Ann Oncol, 23 (7), 1880-8.
6. Luk Y, She WH, Chow FCL, et al. Evaluation of Pancreatic Lesions with Endoscopic Ultrasound and Fine Needle Aspiration. Surgical Innovation. 2020;27(5):431-438
7. Q.-M. WU, Y.-N. GUO, Y.-Q. XU. Diagnostic performance of endoscopic ultrasound-guided fine-needle aspiration in pancreatic lesions.
8. Trần Văn Hợp, Phạm Thị Thùy, Nguyễn Thị Vân Hồng (2010). Chẩn đoán tế bào học u tụy qua chọc hút tế bào bằng kim nhỏ có hướng dẫn của siêu âm. Tạp chí gan mật Việt Nam, (11), 53-8.
9. Furukawa H, Okada S, Saisho H, et al (1996). Clinicopathologic features of small pancreatic adenocarcinoma. A collective study. Cancer, 78 (5), 986-90.
10. Trịnh Phạm Mỹ Lệ, Hồ Đăng Quý Dũng, Trần Văn Huy. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, sinh học và siêu âm nội soi ở bệnh nhân ung thư tuỵ tại Bệnh viện Chợ Rẫy.