KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NGOẠI TÂM THU THẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRIỆT ĐỐT QUA ĐƯỜNG ỐNG THÔNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG SÓNG CÓ TẦN SỐ RADIO TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Bùi Văn Nhơn1,2, Phan Đình Phong1,3,, Nguyễn Hoàng Anh1, Nguyễn Duy Thắng1,2, Nguyễn Lân Hiếu1,2
1 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá kết quả điều ngoại tâm thu thất qua triệt đốt bằng năng lượng sóng có tần số radio tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, năm 2021-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 122 bệnh nhân được chẩn đoán ngoại tâm thu thất tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 1 năm 2021 đến tháng 4 năm 2023. Kết quả: Vị trí ngoại tâm thu thất hay gặp nhất là tại đường ra thất phải (chiếm 69,7%), tiếp theo là xoang vành trái (6,6%). Tỷ lệ triệt đốt ngoại tâm thất thành công (ngay sau can thiệp) là 95,08%, tái phát sau 1 tháng 19/122 bệnh nhân (15,6%), thất bại là 4,9% (6/122 bệnh nhân) chủ yếu liên quan đến vị trí khởi phát vùng cạnh His (4/6 trường hợp), tỉ lệ biến chứng sau thủ thuật là 7,4%; đa số gặp biến chứng nhẹ tại vị trí đường vào mạch máu. Kết luận: triệt đốt ngoại tâm thu thất bằng năng lượng sóng có tần số radio là thủ thuật an toàn, có tỉ lệ thành công cao, nên được áp dụng rộng rãi theo các khuyến cáo hiện hành.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cronin EM, Bogun FM, Maury P, et al. 2019 HRS/EHRA/APHRS/LAHRS expert consensus statement on catheter ablation of ventricular arrhythmias. Heart Rhythm. 2020;17(1):e2-e154. doi:10.1016/j.hrthm.2019.03.002
2. Lerman BB, Stein KM, Markowitz SM. Mechanisms of idiopathic left ventricular tachycardia. J Cardiovasc Electrophysiol. 1997; 8(5): 571-583. doi: 10. 1111/j.1540-8167. 1997. tb00826.x
3. Latchamsetty R, Yokokawa M, Morady F, et al. Multicenter Outcomes for Catheter Ablation of Idiopathic Premature Ventricular Complexes. JACC Clin Electrophysiol. 2015;1(3): 116-123. doi:10. 1016/j.jacep.2015.04.005
4. Xu W, Li M, Chen M, et al. Effect of burden and origin sites of premature ventricular contractions on left ventricular function by 7-day Holter monitor. J Biomed Res. 2015;29(6):465-474. doi:10.7555/JBR.29.20150032
5. Del Carpio Munoz F, Syed FF, Noheria A, et al. Characteristics of Premature Ventricular Complexes as Correlates of Reduced Left Ventricular Systolic Function: Study of the Burden, Duration, Coupling Interval, Morphology and Site of Origin of PVCs. Journal of Cardiovascular Electrophysiology. 2011;22(7): 791-798. doi:10. 1111/j.1540-8167.2011.02021.x
6. Phạm Trường Sơn. Nghiên cứu đặc điểm điện sinh lý và kết quả triệt đốt ngoại tâm thu thất nguyên phát đường ra thất phải. Journal of 108 Clinical Medicine and Phamarcy. 2020;15(4).
7. Wang JS, Shen YG, Yin RP, et al. The safety of catheter ablation for premature ventricular contractions in patients without structural heart disease. BMC Cardiovasc Disord. 2018;18(1):177. doi:10.1186/s12872-018-0913-2
8. Gulletta S, Gasperetti A, Schiavone M, et al. Long-Term Follow-Up of Catheter Ablation for Premature Ventricular Complexes in the Modern Era: The Importance of Localization and Substrate. J Clin Med. 2022;11(21):6583. doi:10. 3390/jcm11216583