SO SÁNH KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NỐI GÂN ACHILLES BẰNG KỸ THUẬT NỐI GÂN VỚI ĐƯỜNG MỔ THÔNG THƯỜNG VÀ ĐƯỜNG MỔ NHỎ

Nguyễn Văn Lượng1,, Nguyễn Năng Giỏi1
1 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh kết quả điều trị phẫu thuật bệnh nhân đứt ngầm hoàn toàn gân Achilles do chấn thương bằng kỹ thuật nối gân với đường mổ thông thường và nối gân với đường mổ nhỏ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu, có nhóm chứng trên 60 bệnh nhân trưởng thành được chẩn đoán xác định đứt ngầm hoàn toàn gân Achilles do chấn thương, được điều trị bằng phẫu thuật tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong thời gian từ tháng 1/2017 đến tháng 8/2022, được chia thành 2 nhóm: 30 BN được nối gân gót với đường mổ thông thường, 30 BN được nối gân gót với đường mổ nhỏ. Kết quả về chức năng và biến chứng của 2 nhóm được so sánh với nhau. Kết quả: Sau mổ nối gân Achilles 1 năm, điểm ATRS, biên độ gấp gan và gấp mu của cổ chân, tỷ lệ đứt lại gân Achilles không có sự khác biệt ở 2 nhóm với P>0,05. Tuy nhiên, bệnh nhân được nối gân Achilles với đường mổ nhỏ có thời gian nằm viện ngắn hơn, có thể kiễng chân trên chân bệnh và quay trở lại làm việc sớm hơn, tỷ lệ biến chứng liên quan vết mổ thấp hơn, sẹo mổ thẩm mỹ hơn so với nhóm bệnh nhân được nối với đường mổ thông thường với P<0,05. Kết luận: Kết quả phục hồi chức năng ở 2 nhóm sau mổ 1 năm không có sự khác biệt. Tuy nhiên, nối gân Achilles với đường mổ nhỏ đã giảm thiểu biến chứng nhiễm khuẩn; thời gian nằm viện ngắn hơn và sớm quay lại công việc cũ hơn, sẹo mổ thẩm mỹ hơn so với mổ nối gân Achilles bằng đường mổ thông thường

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Lim J., Dalal R., Wassem M. (2001). Percutaneous vs open repair of the ruptured Achilles tendon. Foot and Ankle International, 22: 559-568.
2. Mafulli N (1999). Current concepts review: rupture of the Achilles tendon. J. Bone Joint Surg, 81: 1019-1036.
3. Leppilahti J., Orava S. (1998). Total Achilles tendon rupture. Sports Med, 2: 79-100.
4. Yang B, Liu Y, Kan S, Zhang D, Xu H, Liu F, Ning G, Feng S. (2017). Outcomes and complications of percutaneous versus open repair of acute Achilles tendon rupture: A meta-analysis. International Journal of Surgery, 40:178-186.
5. Khan, R.J., Fick, D., Keogh, A., Crawford, J., Brammer, T. and Parker, M., (2005). Treatment of acute Achilles tendon ruptures a meta-analysis of randomized, controlled trials. JBJS, 87(10):2202-2210.
6. Oliva F, Marsilio E, Asparago G, Giai Via A, Biz C, Padulo J, et al. (2022). Achilles tendon rupture and dysmetabolic diseases: a multicentric, epidemiologic study. J Clin Med, 11(13):3698.
7. Pajala A., Kangas J., Ohtonen P. et al (2002). Rerupture and deep infection following treatment of total Achilles tendon rupture. The journal of bone & joint surgery, 84(11): 2016-2021.
8. Caolo KC, Eble SK, Rider C, Elliott AJ, Demetracopoulos CA, Deland JT, Drakos MC, Ellis SJ. (2021). Clinical Outcomes and Complications With Open vs Minimally Invasive Achilles Tendon Repair. Foot Ankle Orthop, 29; 6(4):24730114211060063.
9. Webb J, Moorjani N, Radford M. (2000). Anatomy of the sural nerve and its relation to the Achilles tendon. Foot & Ankle International / American Orthopaedic Foot and Ankle Society and Swiss Foot and Ankle Society, 21(6): 475-7.
10. Hammad M.E., Fayed A.M., Ayoub M.A., et al. (2023). Early satisfactory results of percutaneous repair in neglected Achilles tendon rupture. BMC Musculoskelet Disord, 24: 446.