SỰ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH VÀ SỰ HIỆN DIỆN CỦA CTX-M-1 Ở VI KHUẨN ESCHERICHIA COLI ĐƯỢC PHÂN LẬP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Nguyễn Nhựt Thắng1, Trương Thị Bích Vân2,, Lê Trung Sơn1, Nguyễn Hồng Hà1, Phạm Thị Ngọc Nga1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Viện công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Một số nghiên cứu cho thấy vi khuẩn Escherichia Coli (E.coli)  là một trong các chủng điển hình có tỷ lệ đề kháng kháng sinh cao từ 18-57,3% trong bệnh viện. Mục tiêu: Khảo sát sự đề kháng kháng sinh và sự hiện diện của gen CTX-M-1 ở vi khuẩn E.coli được phân lập tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 148 chủng vi khuẩn E.coli được phân lập tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ từ tháng 6 năm 2023 đến tháng 3 năm 2024. Kết quả: Đơn vị ICU và mẫu bệnh phẩm mủ có số lượng E.coli được phân lập cao nhất lần lượt là 31,1% và 47,3%. Có đến 63,5% vi khuẩn E.coli thuộc nhóm siêu đề kháng, 34,5% thuộc nhóm đa đề kháng và 2,0% thuộc nhóm toàn kháng. 29,1% vi khuẩn E.coli phát hiện có gen CTX-M-1 bằng kỹ thuật PCR. Tỷ lệ xuất hiện gen này liên quan có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ siêu đề kháng và đa đề kháng kháng sinh (p<0,05). Kết luận: Các chủng E.coli phân lập tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ có tỷ lệ đa kháng kháng sinh cao và gần 1/3 chủng được tìm thấy có mang gen CTX-M-1.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Khổng Thị Điệp (2020), Xác định một số đặc điểm vi sinh của E.coli sinh beta lactamase phổ mở rộng ở người khỏe mạnh tại cộng đồng huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, Luận án Tiến Sĩ, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội.
2. Bradford P. A. (2001), "Extended-spectrum beta-lactamases in the 21st century: characterization, epidemiology, and detection of this important resistance threat", Clin Microbiol Rev,14 (4)933-51, table of contents.
3. Bell J. M., Turnidge J. D., Gales A. C., Pfaller M. A.&Jones R. N. (2002), "Prevalence of extended spectrum beta-lactamase (ESBL)-producing clinical isolates in the Asia-Pacific region and South Africa: regional results from SENTRY Antimicrobial Surveillance Program (1998-99)", Diagn Microbiol Infect Dis,42 (3)193-8.
4. Bontron Séverine, Poirel Laurent &Nordmann Patrice (2016), "Real-time PCR for detection of plasmid-mediated polymyxin resistance (MCR-1) from cultured bacteria and stools", Journal of Antimicrobial Chemotherapy,71 (8)2318-2320.
5. Trần Thị Mai Hưng, Dương Thị Hồng, Lương Minh Tân (2021), “Tỷ lệ Escherichia coli mang gen mã hóa sinh ESBL ở bệnh nhân mắc một số bệnh thông thường đến khám tại tuyến y tế cơ sở ở một số tỉnh, thành phố của Việt Nam”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam, 63(12) 12.2021, DOI: 10.31276/VJST.63(12).19-24.
6. Võ Thái Dương (2022), Nghiên cứu tình hình đề kháng kháng sinh và sinh enzyme ESBL của Escherichia coli tại bệnh viện đa trung ương Cần Thơ năm 2021 – 2022, Luận án Thạc Sĩ, Trường Đại học Y dược Cần Thơ.
7. Quế Anh Trâm (2023). Khảo sát mức độ kháng kháng sinh của Escherichia Coli gây nhiễm khuẩnhuyết được phân lập tại Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An (1/2021-12/2021). Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam, 2(38), 14-17.