ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN THIẾU MÁU THIẾU SẮT TẠI BỆNH VIỆN TRẺ EM HẢI PHÒNG

Vũ Thị Thảo1,, Trần Ngọc Hòa1, Nguyễn Thị Hương Liễu1
1 Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị trẻ bị thiếu máu thiếu sắt tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Ngiên cứu mô tả tiến cứu 146 trẻ được chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt và điều trị tại bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2022. Kết quả nghiên cứu: Tuổi trung bình 3,8±4,2 tuổi, nhóm trẻ dưới 5 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 71,2%; trẻ đẻ non/nhẹ cân có nguy cơ cao bị thiếu máu thiếu sắt OR = 1,3. Có 78,8% trẻ thiếu máu mức độ nhẹ, 21,2 % thiếu máu trung bình. Sau 4 tháng điều trị bổ sung sắt đường uống tình trạng thiếu máu và các triệu chứng của trẻ được cải thiện rõ rệt, có 31,5% trẻ hết thiếu máu. Tác dụng không mong muốn ít gặp. Kết luận: Điều trị thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em bằng bổ sung sắt đường uống có hiệu quả tốt, ít tác dụng phụ

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization (2011). Haemoglobin concentrations for the diagnosis of anaemia and assessment of severity. Vitamin and Mineral Nutrition Information System.
2. Bộ Y tế (2021). “Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng đến năm 2025” theo Quyết định 1294 – QĐ/BYT ngày 19/5/2022.
3. Nguyễn Thị Trang (2017), Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến thiếu máu thiếu sắt ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Dược Hải Phòng.
4. Joo E.Y., Kim K.Y., Kim D.H. et al. (2016). Iron deficiency anemia in infants and toddlers. Blood Res, 51(4), 268–273.
5. Trần Thị Loan (2019): Nghiên cứu các thông số của hồng cầu và hồng cầu lưới trên bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt và Thalassemia trên tạp chí Y học - thành phố Hồ Chí Minh tập 23, số 6, 343-348.
6. Naqash A., Ara R., và Bader G.N. (2018). Effectiveness and safety of ferric carboxymaltose compared to iron sucrose in women with iron deficiency anemia: phase IV clinical trials. BMC Women’s Health, 18(1), 6.
7. Rathod S., Samal S.K., Mahapatra P.C. et al. (2015). Ferric carboxymaltose: A revolution in the treatment of postpartum anemia in Indian women. Int J Appl Basic Med Res, 5(1), 25–30.