NHẬN XÉT KẾT QUẢ NONG XƯƠNG HÀM TRÊN BẰNG KHÍ CỤ ỐC NONG NHANH TỰA TRÊN MINISCREW Ở NHÓM NGƯỜI BỆNH CÓ ĐƯỜNG KHỚP TRƯỞNG THÀNH

Nguyễn Thị Thúy Nga1,, Lê Thu Hương1, Nguyễn Lê Ngọc Khanh1, Trần Hải Hà1
1 Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả nong xương hàm trên với khí cụ MARPE ở nhóm người bệnh Việt Nam có đường khớp xương trưởng thành. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng đánh giá kết quả trước-sau ở 24 trường hơp có hẹp hàm trên và đường khớp xương đã đóng (độ trưởng thành đốt sống cổ ở mức 5 hoặc 6), các biến số về độ rộng cung răng, độ rộng nền xương, độ rộng và dài đường khớp, độ nghiêng chân răng hàm được đo trên phim CBCT ở hai thời điểm trước và ngay sau khi nong hàm. Kết quả: độ rộng nền xương hàm trên sau khi nong tăng có ý nghĩa với sự tăng của độ rộng hàm trên ở mức tâm cản RHL thứ nhất là 4.31±1.31 mm (p < 0.000), đường khớp được tách suốt dọc chiều dài với sự tăng độ rộng đường khớp ở ba vị trí ngang răng cửa, ngang răng hàm nhỏ, ngang răng hàm lớn lần lượt là 3.15 ± 2.00, 2.58 ± 2.19, 2.57  ± 1.64 (p< 0.000). Đo trên cung răng, mức độ tăng trung bình độ rộng cung hàm trên ở ngang mức răng nanh, RHN thứ nhất, RHL thứ nhất và thứ hai lần lượt là 4.00, 5.61 và 6.10 và 4.71. Góc liên chân răng hàm nhỏ và hàm lớn thứ nhất sau khi nong tăng trung bình 8.93o và 11.25o (p< 0,05). Kết luận: Khí cụ MARPE có hiệu quả nong tách đường khớp giữa XHT ở người bệnh có đường khớp đã trưởng thành, hiệu quả nong rộng đến từ nong rộng nền xương và làm rộng cung răng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Carlson C, Sung J, McComb RW et al (2016). Microimplant assisted rapid palatal expansion appliance to orthopedically correct transverse maxillary deficiency in an adult. Am J Orthod Dentofacial Orthop.149(5):716-28. 25.
2. Choi SH, Shi KK, Cha JY et al (2016). Non surgical miniscrew-assisted rapid maxillary expansion results in acceptable stability in young adults. Angle Orthod. Sept;86(5):713-20.
3. Lin L, Ahn H, Kim S et al (2015). Tooth-borne vs bone-borne rapid maxillary expanders in late adolescence. The Angle orthodontist. 2015 Mar;85(2):253-62.
4. Yu Jin Seo, Kyn Rhim Chung, Seong Hun Kim et al (2015). Camouflage treatment of skeletal class III malocclusion with asymmetry using a bone-borne rapid maxillary expander. Angle Orthod. Mar 85(2): 322 – 334.
5. Lee K, Park Y, Park J, Hwang W (2010). Miniscrew-assisted nonsurgical palatal expansion before orthognathic surgery for a patient with severe mandibular prognathism. American Journal of Orthodontics and Dentofacial Orthopedics. 137(6):830-9.
6. Angelieri F., Cevidanes H. et al (2013). Midpalatal suture maturation: classification method for individual assessment before rapid maxillary expansion.Am J Orthod Dentofacial Orthop. Nov;144(5):759-69.
7. Kelly Nguyen (2017). Retrospective prospective Evaluation of Sk evaluation of Skeletal, Dent eletal, Dentoalveolar, and Periodontal Changes of Microimplant Assisted Rapid Palatal Expansion (MARPE) In Skeletally Matured Patients. Thesis of Master. School of Dentistry, West Virginia University.
8. Wilmes B, Nienkemper (2010). Application and effectiveness of mini implant and tooth borne rapid palatal expansion device: the hybrid hyrax. World Journal of Orthodontics. 11(4): 323 – 330.
9. Chamberland S, Proffit WR (2011). Short-term and long-term stability of surgically assisted rapid palatal expansion revisited. American Journal of Orthodontics & Dentofacial Orthopedics. 139(6):822.
10. Jung Jin Park (2017). Skeletal and Dentoalveolar Changes after Skeletal Anchorage-assisted Rapid Palatal Expansion in Young Adults: A Cone Beam Computed Tomography Study. APOS Trends in orthodontics. Vol 7 issue 3. 127-128