ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TỔ TỰ QUẢN AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA CÁC BẾP ĂN TẬP THỂ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DẦU TIẾNG TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2023

Nguyễn Hồng Chương1, Huỳnh Minh Chín1,, Đặng Thị Uyên Phương1, Lê Quang Đức1, Lê Nguyễn Đăng Khoa1
1 Sở Y tế tỉnh Bình Dương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ngộ độc thực phẩm bếp ăn tập thể thường do nhiều nguyên nhân như điều kiện vệ sinh không đảm bảo, kiến thức, thực hành của người trực tiếp chế biến còn hạn chế, bản chất thực phẩm bị nhiễm các tác nhân vi sinh, nguyên liệu chưa đảm bảo an toàn…Trong đó, việc giám sát an toàn thực phẩm của tổ tự quản an toàn thực phẩm (gọi tắt tổ tự quản) là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm của bếp ăn tập thể. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá hoạt động tổ tự quản an toàn thực phẩm các bếp ăn tập thể trên địa bàn huyện Dầu Tiếng năm 2023” để đưa ra giải pháp kiểm soát tốt vấn đề an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể. Mục tiêu: Xác định kết quả hoạt động của Tổ tự quản liên quan đến tình hình an toàn thực phẩm ở các bếp ăn tập thể trong trường học, doanh nghiệp tại huyện Dầu Tiếng năm 2023 và các yếu tố liên quan nhằm đề ra giải pháp ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, khảo sát toàn bộ thành viên tổ tự quản của 38 bếp ăn tập thể của trường học, doanh nghiệp trên địa bàn huyện Dầu Tiếng: gồm 36 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và 02 doanh nghiệp. Thời gian nghiên cứu từ tháng 9 – tháng 11 năm 2023. Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel. Kết quả: 68,2% người tham gia tổ tự quản có kiến thức đúng về quy định an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể; Trên 80% người tham gia tổ tự quản có nhận thức và thực hiện đúng theo quy định hoạt động của tổ tự quản; 99,5% tổ tự quản của trường học, doanh nghiệp thực hiện đầy đủ hồ sơ hoạt động của tổ tự quản; 55,7% người tham gia tổ tự quản là nhân viên hành chính hành chính có độ tuổi 25-35 tuổi với trình độ đại học/sau đại học và thâm niên công tác từ 5 năm trở lên có kiến thức đúng về an toàn thực phẩm và nhận thức, thực hành đúng hoạt động tổ tự quản.Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy sự cần thiết của tổ tự quản an toàn thực phẩm và vai trò quan trọng của công việc kiểm tra, giám sát thường xuyên nhằm góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm trong bếp ăn tập thể.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Ban Chỉ đạo An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bình Dương (2010), “Kế hoạch vận động ký cam kết không để xảy ra ngộ độc thực phẩm”
2. Bộ Y tế (2017), “Quyết định số 1246/QĐ-BYT, Ngày 31/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hướng dẫn thực hiện chế độ kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống”.
3. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2010), “Chỉ thị số 03/2010/CT-UBND, ngày 21/7/2010 của UBND tỉnh Bình Dương về việc tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bình Dương”.
4. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2019), “Chỉ thị số 19/CT-UBND,ngày 24/9/2019 về việc tăng cường hiệu quả, chất lượng công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng, chống ngộc độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, căn tin có kinh doanh ăn uống trong cơ sở giáo dục, đơn vị trường học trên địa bàn tỉnh Bình Dương”.