KẾT QUẢ PHẪU THUẬT TẮC RUỘT DO BÃ THỨC ĂN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH

Trần Thái Phúc1,, Phạm Hồng Quảng1
1 Trường Đại học Y Dược Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật tắc ruột do bã thức ăn tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện trên 52 người bệnh tắc ruột do bã thức ăn được phẫu thuật tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2023. Ghi nhận các biến số: Tuổi, thời gian từ lúc nhập viện đến khi phẫu thuật; Phương pháp phẫu thuật; Phương pháp xử lý bã thức ăn; Thời gian mổ; Các thông số theo dõi sau phẫu thuật; Biến chứng sau phẫu thuật và phương pháp xử lý; Kết quả phẫu thuật theo theo Clavien - Dindo. Kết quả: Thời gian trung bình từ khi nhập viện đến khi phẫu thuật là 44,8 giờ, sớm nhất là 2,5 giờ; 84,6% người bệnh được mổ trong vòng 72h. 78,9% được mổ mở; 71,2% được chỉ định mổ mở từ đầu; 21,1% được mổ nội soi hoàn toàn hoặc kết hợp với mở nhỏ thành bụng. Có 34,6% đẩy bã thức ăn xuống đại tràng mà không cần mở ruột. 53,8% mở ruột lấy bã thức ăn. 11,6% kết hợp mở dạ dày để lấy bã thức ăn. Thời gian Phẫu thuật trung bình 68 phút. Thời gian cho ăn sau phẫu thuật trung bình là 4,2 ngày. Thời gian nằm viện sau phẫu thuật trung bình là 9,8 ngày. Tỷ lệ biến chứng chung sau mổ là 21,1% (tỷ lệ tử vong là 9,6%). 90,4% người bệnh ổn định ra viện. Kết luận: Điều trị phẫu thuật tắc ruột do bã thức ăn tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái bình có kết quả khả quan. Tỷ lể ổn định xuất viện là 90,4%. Tỷ lệ tử vong là 9,6%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Đồng (2005). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tắc ruột do bã thức ăn. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa II trường Đại học Y Hà Nội.
2. Đặng Quốc Ái và Đinh Văn Chiến (2023). Kết quả phẫu thuật điều trị tắc ruột do bã thức ăn. Tạp chi Y học Việt Nam. Tập 525, tr. 5.
3. Wang S, Yang X, Zheng Y, Wu Y (2021). Clinical characteristics and indications for surgery for bezoar-induced small bowel obstruction. J Int Med Res. 2021 Jan;49(1):300060520979377. doi: 10.1177/0300060520979377.
4. Dindo D., Demartines N., Clavien PA. (2004). Classification of surgical complications: a new proposal with evaluation in a cohort of 6336 patients and results of a survey. Ann Surg 2004; 240(2):205-213
5. Alan R. Parr, Hristopher B. Horn and Carl Freeman (2019), Jejunal Phytobezoar Complicated by Small Bowel Perforation, Journal of Trauma and Acute Care Surgery, Publish Ahead of Print, tr. 1-8.
6. Trần Hiếu Học và Nguyễn Ngọc Bích (2006). Một số nhận xét về tắc ruột do bã thức ăn điều trị tại khoa Ngoại bệnh viện Bạch Mai trong 7 năm (1999- 2005). Tạp chí Y học lâm sàng, số đặc biệt bệnh viện Bạch Mai năm 2006, tr. 27-32.
7. Hà Văn Quyết (2006). Tắc ruột, Bệnh học ngoại khoa sau đại học -Tập I. Nhà xuất bản Y học, tr. 188-199.
8. Hà Văn Hưng (2007). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị tắc ruột do bã thức ăn. Luận văn thạc sĩ Y học, trường Đại học Y Hà Nội.