KẾT QUẢ SẢN KHOA CỦA THAI PHỤ TIỀN SẢN GIẬT KHÔNG CÓ DẤU HIỆU NẶNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

Nguyễn Thị Thu Hà1,2,, Đỗ Tuấn Đạt1,3, Phan Thị Huyền Thương1,2
1 Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
2 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
3 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả sản khoa tiền sản giật không có dấu hiệu nặng ở bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 125 phụ nữ thai phụ tiền sản giật đến khám và điều trị tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội từ tháng 1 năm 2022 tới tháng 12 năm 2022. Kết quả: Nhóm TSG không có dấu hiệu nặng có 29 thai phụ (chiếm 23,2%), trong đó đa số được điều trị 2 ngày (chiếm 55,2%), dài nhất là 48 ngày. Trong đó có 1 trường hợp chuyển dạ tự nhiên, 28 trường hợp chấm dứt thai kỳ khi có chỉ định. Lý do chính mà 28 trường hợp có chỉ định CDTK là do điều trị nội khoa thất bại. Trong các trường hợp có chỉ định CDTK thì 96,4% thai phụ được mổ lấy thai; chỉ có 1 trường hợp đẻ đường âm đạo, chiếm 3,6% và không có trường hợp nào phải can thiệp thủ thuật forceps trong đẻ. Biến chứng cho thai chủ yếu liên quan đến sơ sinh nhẹ cân (<2500g) chiếm 58,6 % và non tháng chiếm 27,6%. Kết luận: Tiền sản giật là bệnh lý thường gặp ở độ tuổi sinh đẻ, nhóm thai phụ TSG không có dấu hiệu nặng có độ tuổi trung bình (30 ±7). Quản lý trước sinh và điều trị nội khoa cải thiện đáng kể kết quả sản khoa. Đẻ non, thai chậm phát triển và sơ sinh nhẹ cân là những biến chứng thường gặp cho con và cần được theo dõi, quản lý phù hợp ở những thai kỳ nguy cơ cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hypertension in Pregnancy (2013). Report of the ACOG Task Force on Hypertension in Pregnancy. Obstetrics & Gynecology, 2013; 122, 1122-1131.,
2. L. Duley (1992). Maternal mortality associated with hypertensive disorders of pregnancy in Africa, Asia, Latin America and the Caribbean. Br J Obstet Gynaecol, 99 (7), 547-553.
3. Lutfi S, Allen V.M, Fahey J et al (2004). Twin-twin transfusion syndrome: a population-based study. Obstet Gynecol, 104 (6), 1289-1297.
4. G. M. F. Fikadu K, Getahun F, Chufamo N, Misiker D (2020). Family history of chronic illness, preterm gestational age and smoking exposure before pregnancy increases the probability of preeclampsia in Omo district in southern Ethiopia: a case-control study. Clin Hypertens. 2020;26:16. doi:10.1186/s40885-020-00149-9.
5. T. L. G. Trương (2022). NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA SIÊU ÂM DOPPLER TRONG TIÊN LƯỢNG TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE CỦA THAI Ở THAI PHỤ TIỀN SẢN GIẬT. Tạp chí Điện quang & Y học hạt nhân Việt Nam, (29), 48-48.
6. E. M. Kooffreh M.E, Ekpoudom D.O (2020). The prevalence of pre- eclampsia among women in the university of Calabar teaching hospital. Saudi journal for health sciences, 3(3), 133-136.,
7. B. M. Sibai (2005). Diagnosis, prevention, and management of eclampsia. Obstet Gynecol, 105 (2), 402-410.
8. Bệnh viện Từ Dũ Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (2015), Phác đồ điều trị sản phụ khoa, Nhà xuất bản Thanh Niên.
9. F. T. watanabee N, Suzuki T, et al. (2014,). Is in vitro fertilization asociated with preeclampsia? A propensity score matched study. BMC prenancy childbirth 2014; 14:69-69.
10. S. Noor, M. Halimi, N. R. Faiz et al (2004). Magnesium sulphate in the prophylaxis and treatment of eclampsia. J Ayub Med Coll Abbottabad, 16 (2), 50-54.