ĐẶC ĐIỂM CHIỀU CAO Ở TRẺ HỘI CHỨNG THẬN HƯ TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1

Phạm Quốc Cường1,, Lê Phạm Thu Hà2
1 Bệnh viện Nhi Đồng 1
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Hội chứng thận hư (HCTH) là bệnh lý cầu thận thường gặp nhất ở trẻ em. Việc điều trị Steroid kéo dài có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng, trong đó quan trọng nhất là vấn đề thấp còi. Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào đánh giá đặc điểm chiều cao ở trẻ HCTH. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả 126 trường hợp HCTH trên 2 tuổi tại bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 11/2022 đến tháng 06/2023. Tiêu chuẩn chẩn đoán HCTH bao gồm: đạm niệu 24 giờ > 50mg/kg hoặc tỉ số protein/creatinin niệu > 200 mg/mmol. Tiêu chí loại ra gồm: (1) trẻ có các bệnh lý cầu thận khác ngoài HCTH như bệnh thận IgA, Lupus đỏ hệ thống, viêm cầu thận do nguyên nhân nhiễm trùng hoặc tự miễn; (2) trẻ mắc các bệnh lý ảnh hưởng đến chiều cao như suy giáp, dậy thì sớm, suy dinh dưỡng, Thalassemia… Trẻ sẽ được đo chiều cao đứng. Trẻ được hướng dẫn bỏ giày khi thực hiện đo. Đảm bảo tư thế đúng với 5 điểm chạm vào thước đo (gáy, xương vai, mông, bắp chân, gót chân). Độ chính xác của chiều cao được đo chính xác đến 0,1 cm. Kết quả: Trong 126 trẻ có 23 trường hợp mới chẩn đoán lần đầu và 103 trường hợp đang điều trị; có 93 trẻ nam và 33 trẻ nữ, tỉ lệ nam/nữ là 2,8/1; tuổi khởi phát bệnh trung bình là 5,8 ± 3,9 tuổi; có 70 trường hợp được sinh thiết thận với 49 trường hợp MCD (70,0%) và 21 trường hợp FSGS (30,0%). Ở nhóm trẻ đang điều trị, thời gian dùng Steroid trung bình là 4,3 ± 4,0 năm; có 35 trẻ nhạy Steroid (34,0%), 60 trẻ kháng Steroid (58,2%) và 8 trẻ kháng Calcineurin (CsA) (7,8%); có 48 trường hợp lui bệnh (46,6%) và 55 trường hợp không lui bệnh (53,4%). Trong nhóm nghiên cứu có 39 trẻ thấp còi (31%); thời gian dùng Steroid trung bình ở nhóm thấp còi là 5,6 ± 4,0 năm cao hơn có ý nghĩa thống kê so với 3,7 ± 3,8 năm ở nhóm có chiều cao bình thường (P = 0,02); những trẻ dùng Steroid trên 1 năm có tỉ lệ thấp còi là 36,9%, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với 19,0% ở nhóm dùng Steroid dưới 1 năm (P = 0,04); chúng tôi cũng ghi nhận tỉ lệ trẻ thấp còi cao hơn ở nhóm trẻ mắc hội chứng Cushing so với nhóm trẻ không mắc hội chứng này (40,7% so với 22,7%, P = 0,04) và tỉ lệ trẻ thấp còi cao hơn ở nhóm có sang thương giải phẫu bệnh là FSGS so với nhóm MCD (61,9% so với 28,6%, P = 0,02). Kết luận: Tỉ lệ thấp còi trong nhóm nghiên cứu là 31,0%. Các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng ảnh hưởng đến tình trạng thấp còi ở trẻ HCTH là: thời gian dùng Steroid, biểu hiện hội chứng Cushing và loại sang thương giải phẫu bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Đức Quang (2020). "Hội chứng thận hư trẻ em". Phác đồ điều trị nhi khoa 2020, Bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhà xuất bản Y Học TP.HCM, pp. 836-847.
2. Donatti T. L., Koch V. H. (2009). "Final height of adults with childhood-onset steroid-responsive idiopathic nephrotic syndrome". Pediatr Nephrol, 24 (12), pp. 2401-8.
3. Emma F., Sesto A., Rizzoni G. (2003). "Long-term linear growth of children with severe steroid-responsive nephrotic syndrome". Pediatr Nephrol, 18 (8), pp. 783-8.
4. Göknar N., Webb H., Waters A., et al. (2021). "Long-term obesity prevalence and linear growth in children with idiopathic nephrotic syndrome: is normal growth and weight control possible with steroid-sparing drugs and low-dose Steroid for relapses?". Pediatr Nephrol.
5. Hung Y. T., Yang L. Y. (2006). "Follow-up of linear growth of body height in children with nephrotic syndrome". J Microbiol Immunol Infect, 39 (5), pp. 422-5.
6. Ribeiro D., Zawadynski S., Pittet L. F., et al. (2015). "Effect of glucocorticoids on growth and bone mineral density in children with nephrotic syndrome". Eur J Pediatr, 174 (7), pp. 911-7.
7. Simmonds J., Grundy N., Trompeter R., et al. (2010). "Long-term steroid treatment and growth: a study in steroid-dependent nephrotic syndrome". Arch Dis Child, 95 (2), pp. 146-9.