ĐẶC ĐIỂM HỘI CHỨNG NGƯNG THỞ KHI NGỦ Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH ỔN ĐỊNH CÓ TĂNG ÁP PHỔI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2023-2024

Dương Thị Chúc Linh1,2, Võ Phạm Minh Thư2,
1 Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hội chứng ngưng thở khi ngủ rất thường gặp ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ổn định có tăng áp phổi nhưng do tình trạng hô hấp nổi trội nên hội chứng này thường bị bỏ qua hoặc không được quan tâm đúng mức. Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm hội chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ổn định có tăng áp phổi tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Kiên Giang năm 2023 – 2024. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 112 bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong giai đoạn ổn định có tăng áp phổi. Kết quả: Tuổi trung bình là 71,60 ± 10,08 với 92,9% là nam, nghề nghiệp chủ yếu là nông dân (27,7%), hưu trí (17,9%). 93,8% bệnh nhân có hút thuốc lá với số gói thuốc lá – năm là 32,79 ± 11,13, 69,6% bệnh nhân có ≥ 2 đợt cấp/năm. Tỷ lệ hội chứng ngưng thở khi ngủ chiếm tỷ lệ cao ở bệnh nhân COPD ổn định có tăng áp phổi (79,5%). Mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ổn định có tăng áp phổi và số gói thuốc – năm, BMI và mức độ tăng áp phổi (p<0,001). Kết luận: Hội chứng ngưng thở khi ngủ bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ổn định có tăng áp phổi chiếm tỷ lệ khá cao (79,5%). Cần có sự theo dõi, hỗ trợ điều trị để tránh các nguy cơ, biến chứng nguy hiểm cho nhóm bệnh nhân này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dương Duy Khoa (2018). Đánh giá nguy cơ ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ngoại trú bằng thang điểm STOP-Bang. Luận văn Thạc sĩ Nội hô hấp, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.
2. Global Initiative For Chronic Obstructive Lung Disease (2023), Global strategy for prevention, diagnosis and management of COPD: 2023 report, 100-105.
3. Soler, X., Gaio, E., Powell, F. L., Ramsdell, J. W., Loredo, J. S., Malhotra, A., & Ries, A. L. (2015). High prevalence of obstructive sleep apnea in patients with moderate to severe chronic obstructive pulmonary disease. Annals of the American Thoracic Society, 12(8), 1219-1225.
4. Bradley, T. D., Rutherford, R., Lue, F., Moldofsky, H., Grossman, R. F., Zamel, N., & Phillipson, E. A. (1986). Role of diffuse airway obstruction in the hypercapnia of obstructive sleep apnea. American Review of Respiratory Disease, 134(5), 920-924.
5. Chaouat, A. R. I., Weitzenblum, E., Krieger, J., Ifoundza, T., Oswald, M., & Kessler, R. (1995). Association of chronic obstructive pulmonary disease and sleep apnea syndrome. American journal of respiratory and critical care medicine, 151(1), 82-86.
6. Joosten, S. A., Khoo, J. K., Edwards, B. A., Landry, S. A., Naughton, M. T., Dixon, J. B., & Hamilton, G. S. (2017). Improvement in obstructive sleep apnea with weight loss is dependent on body position during sleep. Sleep, 40(5), zsx047.
7. Kaddah, S. Z., Soliman, Y. M. A., Mousa, H., Moustafa, N., & Kamal Ibrahim, E. (2023). Predictors of obstructive sleep apnea in patients with chronic obstructive pulmonary disease. The Egyptian Journal of Bronchology, 17(1), 70.
8. Weitzenblum, E., Chaouat, A., & Kessler, R. (2013). Pulmonary hypertension in chronic obstructive pulmonary disease. Advances in Respiratory Medicine, 81(4), 390-398