SO SÁNH HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN CỦA TIẾP TỤC THÔNG NHÚ VỚI CẮT TRƯỚC CƠ VÒNG ODDI Ở BỆNH NHÂN THÔNG NHÚ KHÓ TRONG NỘI SOI MẬT TỤY NGƯỢC DÒNG

Nguyễn Thị Huế1, Nguyễn Anh Tuấn1, Nguyễn Thị Huyền Trang1, Nguyễn Xuân Quýnh1, Mai Thanh Bình1,
1 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khoảng 15-30% trường hợp nội soi mật tụy ngược dòng (NSMTND) là thông nhú khó. Quan điểm tiếp tục thông nhú thông thường hay chuyển sang cắt trước cơ vòng Oddi ở những trường hợp này chưa thông nhất. Nghiên cứu của chúng tôi đánh giá so sánh tính hiệu quả và an toàn của 2 quan điểm này. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang trên 229 bệnh nhân thông nhú khó khi NSMTND điều trị sỏi đường mật, chia thành 2 nhóm: Nhóm A, bệnh nhân tiếp tục thông nhú thông thường tới khi thành công hoặc thất bại dừng kỹ thuật; nhóm B, bệnh nhân chuyển cắt trước cơ Oddi phụ thuộc quyết định phẫu thuật viên, từ 01/2021 đến 01/2023, tại bệnh viện TWQĐ 108. So sánh kết quả điều trị sỏi, và tính an toàn giữa 2 nhóm. Kết quả: Tỷ lệ thành công của kỹ thuật NSMTND và kết quả điều trị sỏi tương đương giữa nhóm A và B (89% vs 90,9%; 77,9% vs 75% tương ứng với tỷ lệ thông nhú thành công, và lấy hết sỏi giữa 2 nhóm). Nhưng nhóm B có tỷ lệ biến chứng thấp hơn so với nhóm A, đặc biệt là viêm tụy cấp (4,5% vs 17,2%, P=0,01), nguyên nhân là do tỷ lệ thông vào ống tụy, lưu guidewire tụy và bơm cản quang vào tụy ở nhóm B thấp hơn hẳn. Đồng thời, so với nhóm A, nhóm B có thời gian phục hồi ngắn hơn (3,5 ngày vs 4,8 ngày, P = 0,03), thời gian nằm viện ngắn hơn (7,3 ngày vs 8,7 ngày, P = 0,07) và tỷ lệ tái nhập viện thấp hơn (24,2% vs 39,3%). Kết luận: Trong trường hợp thông nhú khó khi NSMTND, nên cân nhắc chuyển cắt trước cơ vòng Oddi khi phẫu thuật viên đủ trình độ thực hiện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Viện Nghiên cứu Khoa học Y dược Lâm sàng 108, Giáo trình bệnh học nội tiêu hoá. 2017: Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
2. Freeman, M.L.,N.M. Guda, ERCP cannulation: a review of reported techniques. Gastrointest Endosc, 2005. 61(1): p. 112-25.
3. Horiuchi, A., et al., Effect of precut sphincterotomy on biliary cannulation based on the characteristics of the major duodenal papilla. Clin Gastroenterol Hepatol, 2007. 5(9): p. 1113-8.
4. Maharshi, S.,S.S. Sharma, Early precut versus primary precut sphincterotomy to reduce post-ERCP pancreatitis: randomized controlled trial (with videos). Gastrointest Endosc, 2021. 93(3): p. 586-593.
5. Mariani, A., et al., Early precut sphincterotomy for difficult biliary access to reduce post-ERCP pancreatitis: a randomized trial. Endoscopy, 2016. 48(6): p. 530-5.
6. Miura, F., et al., Tokyo Guidelines 2018: initial management of acute biliary infection and flowchart for acute cholangitis. J Hepatobiliary Pancreat Sci, 2018. 25(1): p. 31-40.
7. Talukdar, R., Complications of ERCP. Best Practice & Research Clinical Gastroenterology, 2016. 30(5): p. 793-805.
8. Testoni, P.A., et al., Papillary cannulation and sphincterotomy techniques at ERCP: European Society of Gastrointestinal Endoscopy (ESGE) Clinical Guideline. Endoscopy, 2016. 48(7): p. 657-83.