KẾT QUẢ CHĂM SÓC ĐIỀU DƯỠNG BỆNH NHI NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP DƯỚI TẠI TRUNG TÂM HÔ HẤP BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2023

Nguyễn Minh Phương1,2,, Hoàng Thị Thanh1, Tạ Thị Tĩnh1
1 Trường Đại Học Thăng Long
2 Bệnh viện Nhi Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nhiễm trùng đường hô hấp là một bệnh thường gặp ở trẻ em. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và tử vong trên khắp thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Công tác theo dõi, chăm sóc điều dưỡng, giáo dục sức khỏe đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị của trẻ. Mục tiêu: Nhằm đánh giá kết quả chăm sóc trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp dưới, nâng cao chất lượng trong chăm sóc và điều trị bệnh nhiễm khuẩn hô hấp dưới ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Trẻ từ 1 tháng - 5 tuổi được chẩn đoán nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp tính điều trị tại Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 03 năm 2023 đến tháng 8 năm 2023. Các dấu hiệu lâm sàng và kết quả điều trị được thu thập và phân tích. Kết quả: Có 232 trẻ đủ điều kiện đưa vào nghiên cứu. Trẻ nhập viện chủ yếu từ 6-12 tháng (40,2%), tỷ lệ khỏi bệnh (86,2%), bệnh đỡ giảm (12,9%), thời gian điều trị < 10 ngày 73,3%. Kết quả chăm sóc điều dưỡng đạt tốt (97%), 100% khi ra viện không còn sốt, khó thở, khò khè, bú kém, tím tái, nôn, chảy mũi. Còn 14,7% trẻ ho khan khi ra viện. Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả chăm sóc điều dưỡng bao gồm tình trạng thừa cân/ béo phì, suy dinh dưỡng, triệu chứng suy hô hấp, chỉ số CRP, và tình trạng nhiễm RSV. Kết luận: Kết quả chăm sóc điều dưỡng bệnh nhi nhiễm khuẩn hô hấp cấp mang lại nhiều lợi ích, cải thiện rõ rệt các triệu chứng lâm sàng và hiệu quả điều trị. Vì vậy cần chú trọng vai trò của chăm sóc điều dưỡng phối hợp trong thực hành nhi khoa.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyen, T. K. P., Bui, B. B. S., Fitzgerald, D. A, et al. (2021). Applying lessons learnt from research of child pneumonia management in Vietnam. Paediatric respiratory reviews, 39, 65–70. https://doi.org/10.1016/j.prrv.2020.09.005.
2. GBD 2017 Lower Respiratory Infections Collaborators (2017), Quantifying risks and interventions that have affected the burden of lower respiratory infections among children younger than 5 years: An analysis for the Global Burden of Disease Study 2017. The Lancet Infectious diseases, Volume 20, Issue 1, January 2020, Pages 60-79.
3. Nguyen TKP, Nguyen DV, Graham SM, Marais BJ, et al. Disease spectrum and management of children admitted with acute respiratory infection in Viet Nam. Trop Med Int Health. 2017 Jun;22(6):688-695. doi: 10.1111/ tmi.12874.
4. Bộ Y tế (2015), Quyết định số 3312/QĐ-BYT ngày 07 tháng 08 năm 2015, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em.
5. Ardura-Garcia, C., & Kuehni, C. E. (2019). Reducing childhood respiratory morbidity and mortality in low- and middle-income countries: a current challenge. The European respiratory journal, 54(1), 1900987. https://doi.org/ 10.1183/13993003.00987-2019.
6. Ding, Q., Xu, L., Zhu, Y. et al. Comparison of clinical features of acute lower respiratory tract infections in infants with RSV/HRV infection, and incidences of subsequent wheezing or asthma in childhood. BMC Infect Dis 20, 387 (2020). https://doi.org/10.1186/s12879-020-05094-4.
7. Lê Thị Hồng Hanh, Hoàng Thị Thu Hằng, Nguyễn Thị Lê, et al (2020). Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng ở trẻ viêm phổi nặng có nhiễm RSV tại trung tâm Hô hấp bệnh viện Nhi Trung ương. Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 4, No. 5 (2020) 1-9.
8. Linda H Aiken and associates (2021), Hospital nurse staffing and patient outcomes in Chile: a multilevel cross - sectional study. 2021 Aug; 9(8): e1145-e1153 doi:10.1016/s2214 - 109X(21) 00209-6. Epub 2021 Jul 2.