ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG CÂN NGANG TRÊN MỞ RỘNG ĐIỀU TRỊ SỤP MI TÁI PHÁT

Nguyễn Thị Thu Hiền1,, Vũ Thị Quế Anh2, Phạm Trọng Văn2, Dương Diệu Hương3
1 Bệnh viện Mắt Trung ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Phòng Khám Mắt Nguyệt Cát

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả bước đầu của kỹ thuật sử dụng cân ngang trên mở rộng trong điều trị bệnh nhân sụp mi tái phát tại Khoa Tạo hình thẩm mỹ mắt và vùng mặt Bệnh viện Mắt Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp mô tả không đối chứng trên nhóm bệnh nhân sụp mi tái phát. Lựa chọn cỡ mẫu thuận tiện với cỡ mẫu là 14 mắt. Kết quả: 12 bệnh nhân với 14 mắt sụp mi tái phát được phẫu thuật lại bằng phương pháp treo cân ngang trên mở rộng. Tỉ lệ nam : nữ = 1 : 6, tuổi thấp nhất là 6 tuổi, cao tuổi nhất là 21 tuổi. Các phương pháp phẫu thuật trước đó bao gồm treo cơ trán bằng cân cơ đùi (1 mắt), treo cơ trán bằng vạt thái dương (1 mắt), treo cơ trán bằng dây silicon (6 mắt), treo cơ trán bằng chỉ (2 mắt) và cắt ngắn cân cơ nâng mi (4 mắt). MRD1 trước phẫu thuật trung bình 0,5 mm, MRD1 trung bình sau phẫu thuật là 3,6 mm. Theo dõi sau 3 tháng chỉ có 28,57% BN hở mi 1-2 mm. Độ cong bờ mi và nếp mi cân đối 2 bên. Kết luận: Cân ngang trên mở rộng là một vật liệu tự thân, do đó khắc phục được các biến chứng của các vật liệu nhân tạo như thải loại, nhiễm trùng, đứt vật liệu v.v… giá thành rẻ. Do đó vật liệu này được coi là 1 sự lựa chọn tốt đối với những bệnh nhân sụp mi tái phát

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. A Ettl, S Priglinger, J Kramer và L Koornneef (1996), Functional anatomy of the levator palpebrae superioris muscle and its connective tissue system, Br J Ophthalmol, 1996 Aug;80(8): 702-707. Doi: 10.1136/bjo.80.8.702
2. Yong Seok Nam, In-Beom Kim, Sun Young Shin, (2014), Detailed anatomy of the transverse superior fasscial expansion of the upper eyelid, Graefe’s Archive for Clinical and Experimental Ophthalmology 253(4). Doi: 10.1007/s00417-014-2848-3
3. Zhaochoan Liu, Xin Jia, Runhui Pang, Huixing Wang (2022), Research on the expression of elastin in the conjoint fascial sheath for the correction of severe unilateral congenital blepharoptosis, BMC Ophthalmology 22(1), June 2022. Doi:10.1186/s12886-022-02469-w.
4. Huixing Wang, Zhaochoan Liu, Yadi Li, Lihua Song (2022), Modified conjoint fascial sheath for the correction of severe unilateral congenital blepharoptosis in pediatric patients at different ages, Frontiers in Pediatrics 10, October 2022. Doi: 10.3389/fped.2202.954365
5. Jing Li, Xinyue Yu, Kerui Wang, Rongxi Chen (2024), Modified conjoint fascial sheath and Levator Muscle Complex Suspension for the correction of simple severe congenital blepharoptosis in pediatric patients and the Effect on Refractive status, Ophthalmic Plastic and Reconstructive Surgery, January 2024. Doi:10.1097/IOP.0000000000002589