ẢNH HƯỞNG CỦA HÌNH THÁI GIẢI PHẪU QUAI ĐỘNG MẠCH CHỦ TRONG PHẪU THUẬT LÓC ĐỘNG MẠCH CHỦ LOẠI A CẤP TÍNH

Phùng Duy Hồng Sơn1, Hoàng Thế Anh2,, Hoàng Trọng Hải1, Vũ Đức Thắng2
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
2 Bệnh viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Mối liên quan giữa đặc điểm giải phẫu của quai động mạch chủ và nguy cơ hình thành lóc động mạch chủ loại A và phẫu thuật bệnh lý này còn chưa được nghiên cứu rõ ràng. Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của các hình thái quai động mạch chủ bình thường trong điều trị ngoại khoa lóc động mạch chủ loại A cấp tính. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành hồi cứu tất cả các bệnh nhân lóc động mạch chủ loại A cấp tính được phẫu thuật tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong giai đoạn 2021-2022. Kết quả: Trong 89 bệnh nhân lóc động mạch chủ loại A cấp tính được phẫu thuật tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 1/2021 đến tháng 12/2022, 5 bệnh nhân có bất thường giải phẫu quai động mạch chủ. Trong nhóm có quai động mạch chủ bình thường, nhóm loại I có tỷ lệ lớn nhất (57,1%), cao gấp 3 lần loại II (19,0%) và trên 2 lần loại III (23,8%); với nhóm quai loại II có tiền sử tăng huyết áp cao hơn đáng kể, bệnh nhân có quai loại III thường có tổn thương mạch tạng hơn hai nhóm còn lại. Sau phẫu thuật, tỷ lệ tử vong sớm và tỷ lệ phẫu thuật lại sớm của nhóm bệnh nhân nghiên cứu lần lượt là 11,2% và 5,6%; trong đó nguyên nhân tử vong sớm hay gặp nhất là suy đa tạng, nguyên nhân phẫu thuật lại phổ biến nhất là chảy máu. Kiểu hình giải phẫu của quai động mạch chủ bình thường không có ảnh hưởng có ý nghĩa với đặc điểm phẫu thuật và kết quả sớm sau phẫu thuật lóc động mạch chủ loại A cấp tính. Kết luận: Đặc điểm giải phẫu của quai động mạch chủ có thể là một yếu tố nguy cơ của bệnh lý lóc động mạch loại A cấp tính và tiên lượng trong phẫu thuật bệnh lý này, đặc biệt là quai động mạch chủ loại III, tuy nhiên, cần thực hiện thêm những nghiên cứu chuyên sâu một cách hệ thống để làm sáng tỏ vấn đề này

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Hiratzka LF (2010). ACCF/AHA/AATS/ACR/ASA/ SCA/SCAI. Guidelines for the Diagnosis and Management of Patients With Thoracic Aortic Disease. Circulation, 121, e266-e369.
2. Arturo Evangelista, Eric M Isselbacher, et al. Insights From the International Registry of Acute Aortic Dissection: A 20-Year Experience of Collaborative Clinical Research. Circulation. 2018 Apr 24;137(17): 1846-1860. doi: 10.1161/ CIRCULATIONAHA.117.031264.
3. Massimiliano M Marrocco-Trischitta, et al. Prevalence of type III arch configuration in patients with type B aortic dissection. Eur J Cardiothorac Surg. 2019 Dec 1;56(6): 1075-1080. doi: 10.1093/ejcts/ezz137.
4. Alper Karacan, et al. Anatomical variations of aortic arch branching: evaluation with computed tomographic angiography. Cardiol Young. 2014 Jun;24(3):485-93. doi:10.1017/ S1047951113000656. Epub 2013 May 22.
5. Songhe Shen, Xiongjing Jiang, et al. Effect of aortic arch type on technical indicators in patients undergoing carotid artery stenting. J Int Med Res. 2019 Feb;47(2): 682-688. doi: 10.1177/ 0300060518807604. Epub 2018 Oct 31.
6. Daniella Eliathamby, Mariana Gutierrez, et al. Ascending Aortic Length and Its Association With Type A Aortic Dissection. J Am Heart Assoc. 2021 Jul 6;10(13):e020140. doi: 10.1161/ JAHA.120.020140. Epub 2021 Jun 14.
7. Tobias Krüger, Alexandre Oikonomou, et al. Aortic elongation and the risk for dissection: the Tübingen Aortic Pathoanatomy (TAIPAN) project†. Eur J Cardiothorac Surg. 2017 Jun 1;51(6):1119-1126. doi: 10.1093/ejcts/ezx005.
8. Faggioli GL, Ferri M, Freie A, et al. Aortic arch anomalies are associated with increased risk of neurological events in carotid stent procedures. Eur J Vasc Endovasc Surg 2007; 33: 436–441. [PubMed] [Google Scholar]