ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA TẾ BÀO ĐÊ MŨI VỚI VIÊM XOANG TRÁN TRÊN CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY Ở BỆNH NHÂN VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH

Lê Tuấn Linh1,2,, Mai Thế Cảnh1, Nguyễn Thị Hương2
1 Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội
2 Trường Đại Học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ, kích thước trung bình của tế bào đê mũi trên cắt lớp vi tính đa dãy (MSCT) ở các bệnh nhân (BN) viêm mũi xoang mãn tính và mối liên quan giữa hình ảnh tế bào đê mũi và bệnh lý viêm xoang trán. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang bằng phân tích tế bào đê mũ trên 222 BN được chụp MSCT xoang không tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch tại Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh và Can thiệp điện quang, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 09/2020 đến tháng 09/2022. Quy trình chụp MSCT từ xoang trán đến hết xoang bướm với các lớp mỏng 0.625mm, tái tạo theo mặt phẳng đứng ngang (coronal) vuông góc với khẩu cái cứng và cắt ngang (axial) song song với khẩu cái cứng. Tế bào đê mũi được xác định là các tế bào khí nằm sau mỏm trán cửa xương hàm trên, kích thước được xác định trung bình theo chiều trên dưới và trước sau. Kết quả: Nghiên cứu được thực hiện trên 222 BN có viêm mũi xoang mạn tính. Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân là 47,7±14,4, dao động từ 8-77 tuổi với 109 BN (49,1%) nam và 113 BN (50,9%) nữ. Trong số 222 BN có 191 BN có tế bào đê mũi (86%) và có 31 BN (14%) không có tế bào đê mũi. Trong đó bên phải ở 172 BN (90%), bên trái có 189 BN (99%), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Kích thước trung bình của tế bào đê mũi bên phải là 7,06±2,48mm và bên trái là 6,59±3,29mm, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Không có sự khác biệt giữa tuổi và giới của đối với bệnh nhân có và không có tế bào đê mũi và kích thước, tỷ lệ của tế bào đê mũi bên phải và bên trái. Có 155 BN (69,8%) có hình ảnh viêm xoang trán, và có 133 BN (59,9%) có viêm xoang trán có tế bào đê mũi và 9 BN (4,1%) không có viêm xoang trán, không có tế bào đê mũi, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Tế bào đê mũi là biến thể giải phẫu hay gặp. Hiện không thấy mối liên quan giữa sự có mặt của tế bào đê mũi và tỷ lệ viêm xoang trán.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Hải, L.C.Đ. Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm xoang hàm một bên. 2018. Trường Đại Học Y Hà Nội.
2. Fokkens WJ, Lund VJ, Mullol J, et al. EPOS 2012: European position paper on rhinosinusitis and nasal polyps 2012. A summary for otorhinolaryngologists. Rhinology. 2012;50(1):1-12. doi:10.4193/Rhino12.000
3. Wu J, Jain R, Douglas R. Effect of paranasal anatomical variants on outcomes in patients with limited and diffuse chronic rhinosinusitis. Auris Nasus Larynx. 2017;44(4):417-421. doi:10.1016/ j.anl.2016.08.009
4. Azila A, Irfan M, Rohaizan Y, Shamim AK. The prevalence of anatomical variations in osteomeatal unit in patients with chronic rhinosinusitis. Med J Malaysia. 2011;66(3):191-194.
5. Shpilberg KA, Daniel SC, Doshi AH, Lawson W, Som PM. CT of Anatomic Variants of the Paranasal Sinuses and Nasal Cavity: Poor Correlation With Radiologically Significant Rhinosinusitis but Importance in Surgical Planning. AJR Am J Roentgenol. 2015; 204(6):1255-1260. doi:10.2214/AJR.14.13762
6. Anatomic variations of the paranasal sinus area in pediatric patients with chronic sinusitis - PubMed. Accessed April 14, 2024. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12652368/
7. Seth N, Kumar J, Garg A, Singh I, Meher R. Computed tomographic analysis of the prevalence of International Frontal Sinus Anatomy Classification cells and their association with frontal sinusitis. J Laryngol Otol. Published online October 14, 2020:1-8. doi:10.1017/ S0022215120002066
8. Angélico FV, Rapoport PB. Analysis of the Agger nasi cell and frontal sinus ostium sizes using computed tomography of the paranasal sinuses. Braz J Otorhinolaryngol. 2013;79(3):285-292. doi:10.5935/1808-8694.20130052
9. Jacobs JB, Lebowitz RA, Sorin A, Hariri S, Holliday R. Preoperative sagittal CT evaluation of the frontal recess. Am J Rhinol. 2000;14(1):33-37. doi:10.2500/105065800781602948
10. Multiplanar Computed Tomographic Analysis of Frontal Recess Cells: Effect on Frontal Isthmus Size and Frontal Sinusitis | Facial Plastic Surgery | JAMA Otolaryngology–Head & Neck Surgery | JAMA Network. Accessed April 16, 2024. https://jamanetwork.com/journals/ jamaotolaryngology/fullarticle/648821