KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM THẮNG MÔI TRÊN NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH

Trần Lâm Minh Thư1, Trần Ngọc Thụy Minh1, Nguyễn Bùi Thanh Trâm1, Huỳnh Hữu Thục Hiền1,
1 Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo sát vị trí và hình dạng thắng môi trên ở người Việt trưởng thành; đồng thời đánh giá cảm nhận về thẩm mỹ, chức năng và nhu cầu điều trị ở những trường hợp vị trí thắng bám bất thường. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 1.598 sinh viên năm thứ nhất Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHYD TPHCM) bằng cách quan sát trực tiếp, ghi nhận vị trí bám thắng môi trên theo phân loại Mirko 1974 và hình dạng thắng môi trên theo phân loại Sewerin 1971. Sử dụng bảng câu hỏi để đánh giá cảm nhận cá nhân về thẩm mỹ, chức năng và nhu cầu điều trị ở những người có thắng bám bất thường. Kết quả: Qua khảo sát 1.598 sinh viên gồm 962 nữ (60,2%) và 636 nam (39,8%) ghi nhận đa số (70%) có thắng môi đơn giản (loại 1). Có mối liên quan giữa hình dạng thắng và giới (p < 0,05). Thắng môi loại có nốt, có mẩu thừa và có chỗ lõm gặp ở nam nhiều hơn nữ; thắng môi đơn giản và dạng vòm ở nữ nhiều hơn nam. Nhưng không khác biệt trong từng loại giữa hai giới. Về vị trí, phần lớn thắng môi trên bám vào niêm mạc (65,9%) và vào nướu dính (30,9%). Có 51 người (3,2%) có thắng bám thấp, trong đó 17 người có khe hở giữa hai răng cửa giữa hàm trên. Tỉ lệ có khe hở giữa hai răng cửa giữa ở nhóm thắng bám vào gai nướu là 28% và ở nhóm thắng xuyên qua gai nướu là 100%. Tỉ lệ khe hở ở nhóm thắng bám bất thường và bình thường khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Chỉ 17,6% những trường hợp có thắng môi bám thấp có nhu cầu can thiệp để cải thiện thẩm mỹ. Kết luận: Đa số thắng môi có hình dạng thuộc loại đơn giản (70%); phần lớn thắng môi trên bám vào niêm mạc (65,9%) và nướu dính (30,9%).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ngọc Võ Trương Như. Vị trí bám phanh môi trên ở học sinh trường Dân tộc nội trú xã Thái An, Quản Bạ, Hà Giang. Tạp chí Y học. 2014;Y học thực hành số 7(924):88-90.
2. Boutsi EA, Tatakis DN. Maxillary labial frenum attachment in children. Int J Paediatr Dent. 2011;21(4):284-288.
3. Sewerin I. Prevalence of variations and anomalies of the upper labial frenum. Acta Odontol Scand. 1971;29(4):487-496
4. Townsend JA, Brannon RB, Cheramie T, Hagan J. Prevalence and variations of the median maxillary labial frenum in children, adolescents, and adults in a diverse population. Gen Dent. 2013;61(2):57-60; quiz 61
5. Mirko P, Miroslav S, Lubor M. Significance of the labial frenum attachment in periodontal disease in man. Part I. Classification and epidemiology of the labial frenum attachment. J Periodontol. 1974;45(12):891-894..
6. Rathod S, Bawankar PV, Chikhale P, Bidwaikar A. Evaluation of variations in morphology and attachment of frenum in diverse population - A cross-sectional study. Clinical Epidemiology and Global Health. 2020;8(4):1094-1097.
7. Jindal V, Kaur R, Goel A, Mahajan A, Mahajan N, Mahajan A. Variations in the frenal morphology in the diverse population: A clinical study. Journal of Indian Society of Periodontology. 2016;20(3):320.