VÔI HOÁ DÂY CHẰNG DỌC TRƯỚC GÂY KHÓ NUỐT KÈM THEO THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ: BÁO CÁO 01 TRƯỜNG HỢP VÀ TỔNG QUAN

Trần Huy Hùng1,, Nguyễn Ngọc Khang2, Bùi Vân Dung1, Nguyễn Thị Phương Hoa1, Bùi Thị Thanh Vân1
1 Bệnh viện TWQĐ 108
2 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh lý vôi hoá dây chằng dọc trước cột sống cổ không phải là phổ biến và rất hiếm khi có triệu chứng lâm sàng, do đó không được báo cáo nhiều trong y văn. Bệnh thường gặp ở nam giới độ tuổi thập niên 60 hoặc 70 và có thể gây ra các vấn đề như khó nuốt, khó thở, khó phát âm. Mô tả ca lâm sàng: Bệnh nhân nam, 61 tuổi, có tiền sử nuốt vướng gần 01 năm, đã khám và điều trị nhiều nhiều đợt nhưng không tiến triển. Gần đây xuất hiện đau tê bả vai, cánh tay hai bên, điều trị nội khoa không đáp ứng. Đã được khám và chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cổ đa tầng, kèm theo vôi hoá dây chằng dọc trước C3-C7; tiến hành phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo cột sống cổ C3-4, C4-5, lấy bỏ một phần khối vôi hoá dây chằng dọc trước C3-C5. Sau mổ hết nuốt vướng, giảm tê buốt hai vai, phục hồi vận động hai tay tốt. Bàn luận và kết luận: Vôi hoá dây chằng dọc trước hiếm khi có triệu chứng và tỷ lệ can thiệp phẫu thuật thấp. Triệu chứng chủ yếu nhất là khó nuốt. Nên cắt bỏ tại chỗ và có giới hạn khối vôi hoá dây chằng dọc trước khi có triệu chứng. Độ dày và hình thái của khối vôi hoá trên phim cắt ngang của CLVT có vai trò quan trọng trong điều trị. Cần có nhiều nghiên cứu với số lượng lớn hơn để xác định phương án phẫu thuật tối ưu trong điều trị chứng khó nuốt do vôi hoá dây chằng dọc trước.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Y. Ohara, “Ossification of the Ligaments in the Cervical Spine, Including Ossification of the Anterior Longitudinal Ligament, Ossification of the Posterior Longitudinal Ligament, and Ossification of the Ligamentum Flavum,” Neurosurg Clin N Am, pp. 63-68, 2018
2. Resnick D, Shaul SR, Robins JM, “Diffuse idiopathic skeletal hyperostosis (DISH): Forestier's disease with extraspinal manifestations,” Radiology, pp. 513-24, 1975.
3. Alexander von G., Ariel T., Christopher E., et al.,, “Surgical Treatment of Ossifications of the Cervical Anterior Longitudinal Ligament: A Retrospective Cohort Study,” Global Spine Journal, pp. 1-7, 2020.
4. Song J, Mizuno J, Nakagawa H, “Clinical and radio-logical analysis of ossification of the anterior longitudinal ligament causing dysphagia and hoarseness,” Neurosurgery , 58, pp. 913-919, 2006.
5. Yamamoto T, Kabayashi Y, Ogura Y, et al., “Delayed leg paraplegia associated with hyperextension injury in patients with diffuse idiopathy skeletal hyperostosis (DISH): case report and review of the literature,” J Surg Case Rep , 3, pp. 1-4, 2017
6. Katsuhito Y, Hideki M, Satoru D, et al., “Surgical treatment for cervical diffuse idiopathy skeletal hyperostosis as a cause of dysphagia,” Spine Surg Relat Res, 2, 3, pp. 197-201, 2018.
7. Maddala S, Yoshitaka H., Susumu I., et al., “Surgical management of symptomatic ossified anterior longitudinal ligament: A case report,” Surgical Neurology International, Spine, 8, p. 108, 2017.
8. Park M, Kim K, et al.,, “Myelopathy associated with instability consequent to resection of ossification of anterior longitudinal ligament in DISH,” Eur Spine J, Online, 2017