ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA DIỆN BÁM CỦA DÂY CHẰNG CÙNG QUẠ VÀO MỎM CÙNG VAI TRÊN NHÓM BỆNH NHÂN HẸP KHOANG DƯỚI MỎM CÙNG VAI ĐÃ ĐƯỢC PHẪU THUẬT NỘI SOI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Giới thiệu: Đối với các trường hợp rách chóp xoay do bệnh lý thì các tác giả ủng hộ giả thuyết bên ngoài cho rằng đây là hậu quả của tình trạng hẹp khoang dưới mỏm cùng vai dẫn đến gân chóp xoay bị chèn ép chủ yếu ở góc trước ngoài mỏm cùng vai, điều này dẫn đến viêm và rách gân chóp xoay. Về mặt giải phẫu thì khu vực góc 1/3 trước ngoài mặt dưới mỏm cùng vai là nơi bám chủ yếu của dây chằng cùng quạ. Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá đặc điểm hình thái của dây chằng cùng quạ tại vị trí bám tại mỏm cùng vai dựa trên hình ảnh cận lâm sàng trước mổ và hình ảnh nội soi trong phẫu thuật. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu bao gồm 36 bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai có hoặc không kèm theo rách chóp xoay có chỉ định phẫu thuật. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả, tiến cứu. Đánh giá tình trạng bề mặt dây chằng cùng quạ, chồi xương ở mặt dưới mỏm cùng vai dựa trên hình ảnh X-quang, cộng hưởng từ và hình ảnh thực tế trên nội soi khi phẫu thuật. Kết quả: Có 28/36 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 77,8% có hình ảnh xơ tước bề mặt dây chằng cùng quạ trên nội soi. Có 18/36 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 50 % có xuất hiện hình ảnh chồi xương trong khoang dưới mỏm cùng vai. Kết luận: Có sự thay đổi hình thái tại diện bám của dây chằng cùng quạ trên các bệnh nhân bị hội chứng hẹp khoang dưới mỏm cùng vai.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Rách chóp xoay, dây chằng cùng quạ, xơ hoá.
Tài liệu tham khảo
2. Lori A. Michener, Philip W. McClure, Andrew R. Karduna (2003), "Anatomical and biomechanical mechanisms of subacromial impingement syndrome", Clinical Biomechanics. 18, pp. 369–379.
3. Fealy S, April EW, Khazzam M, Armengol-Barallat J, Bigliani LU. (2005), "The coracoacromial ligament: morphology and study of acromial enthesopathy", J Shoulder Elbow Surg. 14, pp. 542-548.
4. Pekka Hyvönen (2003), On The Pathogenesis Of Shoulder Impingement Syndrome Academic Dissertation to be presented with the assent of the Faculty of Medicine, University of Oulu.
5. Mario Gallino, Bruno Battiston, Giovanni Annaratone, Flavio Terragnoli (1995), "Coracoacromial Ligament: A Comparative Arthroscopic and Anatomic Study", Arthroscopy: The Journal of Arthroscopic and Related Surgery. 11, No 5, pp. 564-567.
6. Ogata. S , Uhthoff. H. K (1990), "Acromial enthesopathy and rotator cuff tear: a radiologic and histologic postmortem investigation of the coracoacromial arch.", Clin Orthop. 254(39-48).
7. J. G. EDELSON, C. TAITZ (JULY, 1992), "Anatomy of the coraco-acromial arch relation to degeneration of the acromion", JBoneJointSurg[Br]. 74-B, pp. 589-594.
8. Ecklund KJ , Lee TQ, Tibone J, Gupta R (2007), "Rotator cuff tear arthropathy", J Am Acad Orthop Surg. 15, pp. 340-349.
9. Sarkar K, Taine W, Uhthoff HK (May, 1990), "The Ultrastructure of the Coracoacromial Ligament in Patients With Chronic Impingement Syndrome", Clin Orthop. 254, pp. 49–54.
10. R. Fremerey, L. Bastian, W. E. Siebert (2000), "The coracoacromial ligament: anatomical and biomechanical properties with respect to age and rotator cuff disease", Knee Surg, Sports Traumatol, Arthrosc. 8, pp. 309–313.