ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP DINH DƯỠNG CHU PHẪU Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ HẠ HỌNG – THANH QUẢN CÓ CHỈ ĐỊNH PHẪU THUẬT TẠI KHOA TAI MŨI HỌNG BỆNH VIỆN CHỢ RẪY

Thái Thị Thùy Dung1,, Trần Minh Trường1, Lưu Ngân Tâm1, Nguyễn Ngọc Công1
1 Bệnh viện Đại học Nam Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ung thư là một trong những bệnh lý gây nên tình trạng suy mòn cơ thể người bệnh, cụ thể khi vị trí ung thư ở vùng hạ họng – thanh quản chắc chắc sẽ ảnh hưởng đến khả năng ăn uống của bệnh nhân. Do đó, hầu hết những bệnh nhân này đều có suy dinh dưỡng khi nhập viện. Suy dinh dưỡng trước mổ được xem là một yếu tố tiên lượng sau mổ vì gây gia tăng tỉ lệ các biến chứng sau mổ. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn chưa được quan tâm đầy đủ. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ suy dinh dưỡng trước mổ theo BMI, phương pháp đánh giá tổng thể tình trạng dinh dưỡng theo chủ quan (SGA), albumin, prealbumin và lympho bào. Đánh giá hiệu quả can thiệp dinh dưỡng trước và sau mổ. Xác định mối liên quan giữa SGA và biến chứng sau mổ cũng như thời gian nằm viện.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu can thiệp hàng loạt ca không đối chứng Kết quả: Trên tổng số 41 bệnh nhân được chia làm hai nhóm với nhóm 1 có 20 bệnh nhân và được phẫu thuật cắt thanh quản, nhóm 2 có 21 bệnh nhân được phẫu thuật cắt toàn bộ thanh thực quản và tái tạo bằng ống dạ dày. Tỉ lệ suy dinh dưỡng của bệnh nhân trước phẫu thuật lần lượt là 31,7% theo BMI; 80,5% SGA-B, SGA-C;14,6% với albumin/ huyết thanh < 3,5g/dl; 29,3% với prealbumin/ huyết thanh < 20 mg/dl và 29,3% với lympho bào <1500mm3. Có 9 trường hợp được can thiệp dinh dưỡng trước mổ và kết quả cải thiện hơn so khi nhập viện. Tất cả 41 bệnh nhân đều hỗ trợ dinh dưỡng. Kết quả là chi số cân nặng trung bình tăng hơn so khi nhập viện với p = 0,02. Kết luận: Những bệnh nhân ung thư hạ họng – thanh quản đa phần có suy dinh dưỡng trước mổ với hơn 80% theo SGA. Do đó, việc phát hiện sớm những trường hợp này là cần thiết vì giúp chúng ta điều trị dinh dưỡng kịp thời trước phẫu thuật với mục đích giúp hậu phẫu đạt kết quả tốt nhất và rút ngắn thời gian nằm viện cho bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Phạm Thanh Thúy, Ngô Mộng Tuyền, Đoàn Trung Phúc và cộng sự. Khảo sát tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân ung thư vùng đầu cổ. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2010. 14 (4), 776.
2. J. Bauer. Use of the scored Patient- Generated Subjective Global Assessment (PGSGA) as a nutrition assessment tool in patients with cancer. Eur J Clin Nutr. 2002. 56, pp.779-785.
3. G. Devoto, Gallo F., Marchello C. Prealbumin serum concentrations as a useful tool in the assessment of malnutrition in hospitalized patients. Clin Chem. 2006. 52 (12), 2281-2285.
4. Lưu Ngân Tâm. Những vấn đề cơ bản trong dinh dưỡng lâm sàng. Nhà xuất bản y học. 2014. trang 4.
5. C. Braunschweig, Gomez S., Sheean P. M. Impact of declines in nutritional status on outcomes in adult patients hospitalized for more than 7 days. J Am Diet Assoc. 2000. 100(11), 1316-1322; quiz 1323-1314.
6. Nguyễn Thùy An, Lưu Ngân Tâm, Tình trạng dinh dưỡng trước mổ và biến chứng nhiễm trùng sau phẫu thuật gan mật tụy tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2011. 15(4), 387.
7. M. Pirlich, T. Schutz, K. Norman. The German hospital malnutrition study. Clin Nutr. 2006. 25(4), pp.563-572.