ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ VẬN ĐỘNG CỦA NGƯỜI BỆNH PARKINSON BẰNG THANG ĐO MSD –UPDRS

Bùi Đức Huy1, Trần Thị Diệp2,, Phạm Xuân Hiệp2, Lê Thị Huỳnh Như2
1 Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM
2 Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Ảnh hưởng của các rối loạn thần kinh là nguyên nhân hàng đầu gây ra khuyết tật trên toàn thế giới, đang có xu hướng ngày càng tăng do sự lão hoá của dân số, bao gồm cả bệnh Parkinson. Parkinson là một bệnh rối loạn thoái hoá hệ thần kinh thường gặp ở người cao tuổi, ảnh hưởng đến 1% dân số trên 65 tuổi. Theo dự đoán đến năm 2040 sẽ có khoảng 12 triệu người trên thế giới mắc bệnh Parkinson. Ở Việt Nam theo số liệu năm 2016, có khoảng 65.000 người mắc bệnh Parkinson. Các đối tượng mắc bệnh Parkinson sẽ suy giảm chức năng theo năm tháng và có nguy cơ dẫn đến tàn tật nếu không được đánh giá đúng mức tình trạng bệnh tật trong đó yếu tố vận động ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày cần phải đặc biệt lưu ý và có những đánh giá cụ thể. Từ đó các chương trình can thiệp cải thiện vận động được thiết lập phù hợp. Mục tiêu: Đánh giá mức độ vận động và các yếu tố liên quan trên các đối tượng bệnh lý Parkinson tại thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 106 đối tượng bệnh lý Parkinson đang điều trị nội trú và ngoại trú tại bệnh viên Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ tháng 8/2022 đến tháng 9/2022. Các đối tượng được đánh giá khả vận động bằng thang điểm MSD-UPDRS phần III. Kết quả: Điểm MDS-UPDRS phần III trung bình là 49,7 (SD18,1). Trong đó ghi nhận các đối tượng có vấn đề “Run khi cử động ở tay trái” chiếm 67% và “Run khi cử động ở tay phải” là 68.9%. ở nhóm mức độ rất nhẹ. Nhóm mức độ nặng và trung bình tập trung ở việc “Mất ổn định tư thế” với tỷ lệ lần lượt là 10.4% và 18.9%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa giai đoạn bệnh và điểm số MDS-UPDRS, nhóm đối tượng ở giai đoạn 4 cho điểm số trung bình 86.3 (8.5) thể hiện mức độ ảnh hưởng các hoạt động chức năng rất nhiều trong sinh hoạt hàng ngày so với nhóm đối tượng ở giai đoạn 2 chỉ có điểm số 40.9 (5.7). Kết luận: Mức độ vận động của các đối tượng bệnh lý Parkinson ở giai đoạn 4 của bệnh bị ảnh hưởng nhiều hơn so với các nhóm đối tượng ở các giai đoạn còn lại theo thang đo MDS-UPDRS.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. N. T. B. Đào Thuỳ Dương, "Đặc điểm lâm sàng và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Parkinson thể cứng," Tạp chí Y học Việt Nam, vol. 505, p. 4, 2021.
2. H. Deng, P. Wang, and J. Jankovic, "The genetics of Parkinson disease," Ageing Res Rev, vol. 42, pp. 72-85, Mar 2018, doi: 10.1016/j.arr.2017.12.007.
3. T. N. T. Lê Minh, "Đặc điểm lâm sàng về chức năng vận động của bệnh Parkinson và phân độ chẩn đoán theo Hoehn and Yahr: Một khảo sát tiền cứu 32 trường hợp," Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, vol. 13, p. 7, 2009.
4. T. N. Tran et al., "The effect of Non-Motor symptoms on Health-Related quality of life in patients with young onset Parkinson's Disease: A single center Vietnamese Cross-Sectional study," Clin Park Relat Disord, vol. 5, p. 100118, 2021, doi: 10.1016/j.prdoa.2021.100118.
5. M. J. Armstrong and M. S. Okun, "Diagnosis and Treatment of Parkinson Disease: A Review," JAMA, vol. 323, no. 6, pp. 548-560, Feb 11 2020, doi: 10.1001/jama.2019.22360.
6. G. R. M. S. Cezar Thomas R. Suratos, et al, "Quality of life and Parkinson’s disease: Philippine translation and validation of the Parkinson’s disease questionnaire," (in english), Journal of Clinical Neuroscience, vol. 54, p. 4, 2008.
7. S. F. Christopher G. Goetz, et al, "The MDS-sponsored Revision of the Unified Parkinson’s Disease Rating Scale," International Parkinson and Movement Disorder Society, 2008.
8. U. N. L. H. Tai Ngoc Tran, et al, "The effect of Non-Motor symptoms on Health-Related quality of life in patients with young onset Parkinson’s Disease: A single center Vietnamese Cross-Sectional study," Clinical Parkinsonism & Related Disorders, vol. 5, p. 5, 2021.
9. A. J. Noyce et al., "Meta-analysis of early nonmotor features and risk factors for Parkinson disease," Ann Neurol, vol. 72, no. 6, pp. 893-901, Dec 2012, doi: 10.1002/ana.23687.